4/20/13

Giải thưởng Nobel vể y học (Nobel Prize in medicine)các điểm cuối của nhiễm sắc thể (telomeres) khoa học đã chứng tỏ là có giữ một vai trò trong sự lão hóa



Telomere: thìa khoá cho tuỗi thọ 


See full size image


Các nhà khoa học đã tập trung vào việc nghiên cứu  một cơ chế sửa chữa tế bào cản trở sư lão hóa và có thể giúp ngăn ngừa bệnh tật. Các nghiên cứu này có thể dẫn  tới những thuốc chống lão hóa

Nghiên cứu nhắm vào các điểm cuối của nhiễm sắc thể (telomeres) mà khoa học đã chứng tỏ là có giữ một vai trò trong sự lão hóa, và chính sụ phát hiện ra điều  này đã  đem lại cho ba khoa học gia  giải thưởng Nobel vể y học (Nobel Prize in medicine).vào năm nay,
Nghiên cứu mới này --  chú trọng vào các người Do thái thuộc dòng Ashkenazi (Do thái gốc Đức)—cho thấy là những người sống thọ nhất thừa hưởng một phiến bản siêu hoạt (hyperactive version) của một enzyme gọi là telomerase có khả năng tái tạo các telomeres.
Thật vậy, các vị cao niên sống 100 tuổi có trong cơ thể một cơ chế  đặc sắc hoạt động 24/7 để sửa chữa các”phẩn cứng” (hardware) của cơ thể, trong khi đó trung tâm kiễm soát tế bào trong cơ thể  của những người sống bình thường thì lại suy yếu dần theo thời gian
Giáo sư Yousin Suh tại Trường Y khoa Albert Einsein thuôc Đại học Yeshiva nói “ Những con người có tuỗi thọ đặc biệt (exceptional longevity) có nhiều khả năng duy trì được chiều dài của các telomeres. Và chúng tôi đã phát hiện là họ có được tuổi thọ như vậy cũng  nhờ--ít nhất là một phần---vào các biến thể thuận lợi của các gene có liên quan tới sự bảo trì telomere.” ( advantageous variants of genes involved in telomere maintenance)
Các kết quả nghiên cứu nói trên   đã được đăng mới đây  trên tạp chí Proceeding of the National Academy of Sciences..
Các telomeres là những mẩu ngắn DNA chuyên biệt chụp ở cuối các nhiễm sắc thể và ra lệnh cho tế bào phải làm gì. Các tế bào cứ phân chia hoài hoài  theo thời gian để duy trì sự sống cho cơ thể. Nhưng cứ mỗi lẩn tế bào phân chia thì telemore lại ngắn bớt. Khi mà telomere trở thành ngắn quá thì tế bào ngưng không phân chia nữa và rơi vào trong một tình trạng gọi là tình trạng già yếu c ủa tế bào (cell senescence). Các mô cần thiết cho đời sống sẽ không còn được sản xuất và các bộ phận trong cơ thể bắt đầu suy yếu dần

Trên đây là những gì đã được biết, và  các telomere đã là mục tiêu nghiên cứu chống lão hoá ( anti-aging research )trong nhiều năm qua. Tuy nhiên cho tới nay vẫn chưa phát hiện được cách nào để kéo dài  tuổi thọ trung bình của con người

Trong nghiên cứu mới, bác sĩ Suh và các công sự đã quan sát các người Do thái thuộc dòng Ashkenazi, môt dân tộc thuần chủng mà hệ di truyển đã được nghiên cứu sâu rộng. Ba nhóm người đã tham gia nghiên cứu. Một nhóm gồm 86 người rất già (trung bình 97 tuổi) nhưng khoẻ mạnh; môt nhóm gồm 175 người là con cháu của nhóm thứ nhất và nhóm đối chiếu gồm 93 người mà bố mẹ có một tuổi thọ bình thường.
Bác sĩ Gil Atzmon thuộc nhóm nghiên cứu  cho biết “ Nghiên cứu của chúng tôi nhắm tìm giải đáp cho hai vấn đề sau đây. Có phải những người sống thọ có khuynh hướng có những telomere dài hay không? Và nếu đúng như vậy, thì liệu các biến thái của các gene ghi mã số cho các telomerase của những người này có liên hệ tới sự tạo thành các telomere dài hay không”  Kết quả nghiên cứu đã dẫn đến câu trả lời là “CÓ” cho cả hai vấn đề.
Nhóm người già đã “thừa hưởng những gene đột biến (mutanf genes)làm cho hệ tạo thành telomesase có nhiều  hoạt tính hơn và có khả năng duy trì chiểu dài của các telomere một cách hiệu nghiệm hơn. Phần lớn những người già này không mắc những bệnh liên quan tới tuổi già như bệnh tim mach và tiểu đường, là những bệnh gây nhiểu tử vong nhất cho các người lớn tuổi

Bác sĩ Suh nói “ Các phát hiện của chúng tôi gợi ý là chiều dài của telomere và các biến thái cũa các gene telomerase kết hợp lại sẽ giúp con người sống thọ hơn vì có thề bảo vệ nhửng người này chống lại những bệnh do tuổi già.. Bây giờ chúng tôi đang cố gắng tìm hiểu cơ chế theo đó các biến thái di truyền của telomerase duy trì được chiểu dài telomere cũa những cụ sống trăm tuổi. . Sau cùng, chúng tôi hi vong có thể triển khai những thuốc “nhái theo” các telomerase mà các cụ sống trăm tuỗi đã may mắn có được.

Con cái của các cụ bách niên lão tuế sống thọ hơn và khoẻ mạnh hơn




Theo một nghiên cứu mới đây, các cụ sống tới trăm tuổi có thể truyền một số “gien tốt” cho con cháu. Giáo sư Emily R.Adams thuộc Đại học Boston cho biết nhóm nghiên cứu của ông đã quan sát trường hợp của hơn 600 người lớn tuổi tại Hoa kỳ và đã nhận thấy  là con cái của các cụ sống  trăm tuổi có khuynh hướng sống thọ hơn và có nguy cơ bị tiểu đường hay bị lên cơn đau tim hoặc đột quy giảm một cách đáng kể . Theo giáo sư Adams thì con cái của các cụ sống trăm tuối có “lợi thế về tim mạch” hơn các người cùng lứa tuổi. Ông nói        “ Các phát hiện của chúng tôi củng cố quan điểm là có những lý do sinh học  vì sao sự trường thọ lại truyền trong dòng họ và vì sao con cái của các cụ sống trăm tuổi lại có  một hệ tim mạch tốt hơn và một tỉ lệ tử vong thấp hơn so với các người thuộc cùng nhóm tuồi”.

Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã quan sát 440 nam nữ có ít nhất một cha/mẹ sống tới 100 tuổi hay hơn và 192 người đã trưởng thành mà cả hai bố mẹ đểu có tuổi thọ trung bình. Tuổi trung bình của cả hai nhóm là 72 vào lúc nghiên cứu bắt đầu.

Trong suốt bốn năm quan sát, nhóm nghiên cứu đã nhận thấy là rủi ro tử vong của con cái các cụ sống trăm tuổi thấp hơn  81 phần trăm và số con cái của các cụ này bị mắc bệnh tim mạch hoặc tiểu đường cũng thấp một cách đáng kể. Chỉ có 0.7 phần trăm  bị lên cơn đau tim trong suốt thời gian quan sát so với 3.5 phần trăm của nhóm đối chiếu. Tương tự như vậy, chỉ có 1 phẩn trăm  nhóm con cái các cụ sống trăm tuổi bị đột quỵ so với 6 phần trăm của nhóm đng lứa tuổi. Trong khi ấy các trường hợp bệnh tiểu đường mới phát hiên chiếm lối trên 5 phần trăm trong nhóm đối chiếu thì lại chỉ bằng 0.8 phẩn trăm cho nhóm con cái các cụ sống trăm tuổi.

Giáo sư Adams và các công sự cho biết “ Các kết quả nghiên cứu cho thấy là con cái của các cụ sống trăm tuổi đi theo vết chân của cha mẹ của họ, tránh né được một số tường hợp t vong do tim mạch thưng xẫy ra cho các ngưi cùng lứa tuỗi, và, quan trọng hơn hết là sống thọ hơn”  Ngoài ra theo nhóm nghiên cứu thì các kết quả nghiên cứu cũng còn nhấn mạnh vào tẩm quan trọng của một hệ tim mach lành mạnh đối với khả năng sống  thọ

Vì sao ta lại chóng già?

Hầu hết chúng ta ai cũng biết là thói quen sinh sống tiêu cực như hút thuốc và uống rượu quá độ có thể làm con người chóng già. Nhưng còn sự căng thẳng tâm thẩn và sự ăn uống kém lành mạnh gây ra bởi cuộc sống đầy áp lực ngày nay thì sao? Bạn hãy cùng tôi duyệt xem  những nguyên nhân  nào có thể làm chúng ta chóng già.

1- Ăn uống không lành mạnh

Ăn uống ảnh hưỏng lên sức khoẻ nhiểu nhất hơn cả những thứ khác. Khi chế độ ăn uống của bạn không lành mạnh--nhiểu chất béo, nhiểu đố ăn biến chế hoặc chiên, và nhiều đồ ngọt---thì chắc chắn bạn sẽ chóng già vì cơ thể bạn chẳng nhận đươc đủ chất dinh dưỡng cẩn thiết mà chỉ toàn những hoá chất phụ gia thêm vào đồ ăn và các chất béo hydrogen hoá (trans-fat). Trái lại nếu các thực phẩm bạn dùng mà tốt cho sự sống thì bạn sẽ tránh đươc nhiều bệnh tật và các bộ phận trong cơ thể sẽ hoạt động tốt hơn.



Nói chung, thực chế của bạn phải  bao gồm nhiểu loại mẩu sắc và có quân bình vể các nguồn hữu cơ như protein không mỡ, carbohydrate phức hợp, ngũ cốc nguyên hạt, rau đậu và trái cây .Nhiều nghiên cứu chứng tỏ là các sắc tố khác nhau của rau và trái cây là những chất chống oxi hoá mạnh thiết yếu cho sự duy trì sức khoẻ, ngăn ngừa ung thư và bảo vệ chống các độc tố,
Bạn hãy tránh đừng ăn những đồ ăn nhiều mỡ, biến chế hoặc chiên. Bạn chỉ nên dùng tối thiểu những sản phẩm bơ sữa vì có nhiều chất béo bão hòa. Bạn hãy loại bỏ khỏi thực chế kẹo. đường, soda và tất cả các đồ ngọt vì đường dư trong cơ thể sẽ đươc trữ dưới dạng mỡ và do đó làm bạn lên cân, và chắc chắn điều này sẽ làm nẩy sinh ra các bệnh tim mạch, cao huyết áp và tiểu đường.

2- Không cảm thấy hạnh phúc

Khi bạn cảm thấy không hạnh phúc thì không những tâm trạng bạn không ổn mà sức khoẻ bạn cũng bị ảnh hưởng không tốt. Thật vậy , những người bị trầm cảm buồn chán có rủi ro bị bệnh tim tăng gấp đôi. Ngoài ra những người thuờng  hay sầu muộn lo âu dễ bị mắc bệnh ung thư. Bạn hãy vận dụng sức mạnh trí óc của bạn để có một thái độ tích cực trước những khó khăn của cuộc đời.



Nghiên cứu đã chứng tỏ là trí óc có ảnh hưởng mạnh mẽ lên nhiểu chức năng sinh lý kể cả hệ miễn dịch. Trong một  thí nghiệm  bệnh nhân ung thư  đươc để cho cười tới “bể bụng” trong 30 phút mỗi ngày trong vòng12 tuần lễ và  người ta đã nhận thấy là số tế bào miễn dịch giúp tiêu diệt ung thư gia tăng. Ngoài ra cười còn làm cơ thể tiết ra thêm các chất endorphin ( những chất cho chúng ta cảm giác hạnh phúc). Điều tất nhiên là những người vui vẻ bao giờ cũng sống thọ hơn và có một đời sống lành mạnh hơn.

 3- Thiếu rèn luyện thể dục




Tôi chưa thấy  ai có một đời sống thiếu hoạt động mà lại khoẻ mạnh hay sống tới trăm tuổi.  Rèn luyện thể dục rất cẩn thiết cho  sự chuyển hóa lành mạnh (metabolism), sư lưu chuyển năng lựơng điều hòa và sự bài tiết các chất thải của tế bào. Nếu bạn béo quá hoặc thiếu vận đông thì chắc chắn  sẽ chóng già và mắc nhiểu bệnh tật. Thể dục tim mach là then chốt cho việc tăng tốc sự chuyển hoá, đốt các calori dư thừa và chống lại chất béo trong cơ thể. Đi bộ nhanh, đi bộ đường dài, chạy nước kiệu, bơi lội, đạp xe đạp , leo thang đểu tốt cho tim. Bạn nên tập thể dục 30 phút mỗi ngày ở mức 60-80% MHR (  Maximum Heart Rate). Tập thể dục đểu đặn còn giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường không lệ thuộc vào insulin, một căn bệnh đang lan tràn nhanh chóng tại các nước công nghệ trên toàn cẩu.Bạn có thể ngăn chặn sự suy yếu vì tuổi già của  cơ bắp, khớp xương và gân cốt bằng cách tập  tai chi, gigong và yoga... Tập tạ nặng vừa cũng  cần thiết cho mật độ xương và sức mạnh cơ bắp. Bạn đừng quên khi tập thể dục phải luôn luôn làm ấm người trước khi tập và  “làm dịu bớt người” (cool down) lúc ngưng tâp cho đúng cách

4- Bị căng thẳng tâm thần




Căng thặng tâm thẩn là sản phẩm tai hại nhất của đời sống bận rộn của chúng ta và có tác hại lớn lao đến sức khoẻ. Cơ thế chúng ta luôn luôn  ở tư thế tự bảo vệ để sinh tồn nên  tiêu hao nhiều năng lương và vì vậy tuyến thương thận phải tiết  ra chất adrenaline để thúc đẩy cơ thể biển đổi đường trữ trong gan thành glucoz. Glucoz-huyết còn dư  không dùng tới sẽ tụ  thành mỡ và làm bạn lên cân.     Điều tệ hại hơn nữa là tình trạng căng thẳng không ngừng làm tiêu hao các nguồn năng lương của cơ thể cho tới khi cơ thể bạn bị suy sụp kiệt quệ, chẳng còn adrenaline, thẩn kinh suy nhươc và hệ miển dịch tê liệt.



Muốn tránh bị căng thẳng, bạn hãy thở thật sâu mỗi ngày. Và bạn cũng phải tự cho mình nghỉ ngơi …bởi vì bạn là con người chứ đâu phài là cái máy. Bạn hãy cố chợp mắt chừng 15 phút vào lúc nghỉ ăn trưa để lấy lại sức..Mỗi khi có chừng 5 phút rảnh, bạn hãy nhắm mắt lại  để cho tâm thẩn đươc thư dãn. Tốt hơn nữa là bạn nên tập ngồi thiền.

5- Thiếu ngủ 



Muốn giữ gìn sức khoẻ, một người lớn bình thường cần có một giấc ngủ yên tĩnh từ bảy tới tám tiếng mỗi đêm. Bạn nên biết là sức miễn dịch của cơ thể giảm trung bình 60 phẩn trăm nếu bạn chỉ kém ngủ trong ba đêm liền. Nếu cơ thể bạn không có đủ “thời gian hồi phục” mỗi đêm thì sức sống của bạn sẽ hao mòn dần và điều này sẽ dẫn tới sự mất hài hòa trong đời sống và gây nhiều bệnh tật.

 6- Lối sống không lành mạnh ( lạm dụng thuốc, hút thuốc , uống rượu quá nhiếu....ô nhiểm...)

LÀM CHẬM LẠI TUỔI GIÀ

Trước sau gì mọi người ai ai cũng đều phải già hết, nhưng có mấy ai nói được đến bao nhiêu tuổi nào chúng ta mới thật sự gọi là già.

Bác sĩ Deepak Chopra (, Hoa Kỳ)  đã viết rất nhiều bài khảo cứu rất giá trị về nhiều lãnh vực khác nhau trong xã hội ngày nay. Ông ta đã giúp chúng ta có cái nhìn đúng đắn, thực tế và lạc quan hơn trong cuộc sống.


      
                
       
        Già theo tuổi tác
     Già theo sinh học
      Già theo tâm lý
Theo bác sĩ Chopra thì chúng ta có thể có ba loại già:

*Già Tuổi tác (chronological aging) căn cứ vào năm sanh

*Già Sinh học (biological age) căn cứ vào những dấu ấn sinh học của cơ thể
*Già Tâm lý (psychological age) tùy thuộc vào thái độ và cách nhìn của chúng ta trong cuộc sống.

Ngày nay, khoa học cho biết là loại “già tâm lý’ có liên hệ mật thiết với loại ‘già sinh học”  hơn là “ già tuổi tác”.
Nếu chúng ta có thái độ tích cực cũng như lạc quan, thì chúng ta sẽ sống với tuổi già một cách êm ái đẹp đẽ hơn dù chúng ta có phải già về tuổi tác, về sinh học , v.v...

Các dấu ấn sinh học (biomarker) của tuổi già gồm có: huyết áp, mật độ xương (bone density), sự điều hòa thân nhiệt (body temperature regulation), mức biến dưỡng cơ bản (basal metabolic rate), chức năng miễn dịch (immune function), sự dung nạp glucose (sugar tolerance), khối cơ (muscle mass), lực cơ (muscle strength), độ dày của lớp da (skin thickness), và hàm lượng của hormone sinh dục.  Nếu quý bạn muốn níu kéo lại tuổi già thì bạn cần phải làm chậm đi sự suy thoái của các dấu ấn sinh học chỉ điểm hoặc làm đảo lộn nó lại.

Muốn được vậy, bạn cần nên thực hiện các điều sau đây:

1- Thay đổi ý niệm về thời gian. Đừng bao giờ hấp tấp hối hả.
2- Ngủ cho thẳng giấc
3- Ăn thức ăn tươi mới, đầy bổ dưỡng.
4- Uống ít nhất hai loại multivitamin và mineral mỗi ngày
5- Luyện tập yoga, tài chi.
6- Tập thể dục mỗi ngày một cách cho đều đặn.
7- Đừng bao giờ đem chất độc vào cuộc sống, kể cả thực phẩm độc, xúc cảm độc, mối giao thiệp độc, môi trường độc.
8- Nên có thái độ uyển chuyển để làm nhẹ đi những tình thế khẩn trương.
9- Nhìn vấn đề khó khăn như là một thách đố hay là một cơ hội mới
10- Dung bồi những mối quan hệ tình cảm tốt với mọi người.
11- Lúc nào cũng nên có một thái độ tò mò, tìm tòi học hỏi, cởi mở và chơi đùa vui vẻ với tất cả con cháu.

Ảnh-hưởng của lão-hóa trên cơ-thể chúng ta

Nhìn vào gương, bạn thấy thêm vài nếp nhăn và ít tóc bạc ư? Đó chỉ là một vài thay-đổi bạn nhìn thấy khi tuổi  ngày mỗi cao. Thực ra nhiều thay đổi đã xẩy ra trong cơ-thể của ban.
                            
                                    

Dù tuổi thọ của bạn là bao nhiêu, thời-gian cũng vẫn làm hao-mòn các bộ-phận và hệ-thống trong cơ-thể của bạn. Sự kiện xẩy ra làm sao và khi nào tùy thuộc vào cơ-thể của mỗi người. Dưới đây là một vài thay-đổi điển-hình có thể xẩy ra

Hệ-thống tim-mạch.


                         
Khả-năng bơm máu của các cơ tim giảm theo thời-gian nên.tim phải làm   việc nhiều hơn để bơm cùng một lượng máu qua cơ-thể.
Các mạch máu cũng mất dần tính đàn-hồi. Các lớp mỡ cứng bám trên thành đông mạch làm các mạch máu hẹp lại. Do đó các động mach cứng lại làm tim lại càng phải làm việc nhiều hơn  để bơm máu qua cơ-thể, Điều này có thể dẫn đến bệnh cao máu (hypertension).

Xương, cơ-bắp và khớp xương

                                 
Xương có mật độ cao nhất ở khoảng tuổi từ 25 đến 35., sau đó kích-thước và tỉ-trọng của xuơng giảm dần theo tuổi.  Môt hậu-qủa là chiều cao con người sẽ gỉảm. Tỉ-trong giảm làm xương yếu đi và dễ bị gãy.Các cơ-bắp, gân và khớp xương mất dần sức mạnh và tính mền dẻo.

Hệ-thống tiêu-hóa

                                 

Với tuổi già, nuốt và đẩy thức ăn xuống ruột sẽ chậm lại.Diện-tích mặt trong của ruột giảm ít nhiều. Các chất tiết từ dạ dày, gan,tụy-tạng và ruột non có thể bớt đi. Các biến-đổi này không cản-trở tiến-trình tiêu-hoá nên chúng ta không cảm nhận thấy đươc nhưng có thể gây táo bón.

Thận,bàng-quang và đường tiểu

                                   
Thận kém dần hiệu-năng trong việc lọc chất bẩn từ máu  Các bệnh kinh-niên như tiểu-đường hay cao-huyết-áp và một số thuốc men có thể làm hại thận hơn nữa.
Bàng-quang của khoảng 30 phần trăm người tuổi 65 hay hơn mất khả-năng kiểm-soát nên những người ấy không cầm đươc nước tiểu (urinary incontinence). Tuy nhiên bệnh này cũng còn gây nên bởi một số vấn-dề sức khỏe như mập phì, táo bón thường xuyên hay ho kinh-niên.
Phụ-nữ thường hay bị bệnh không cầm đươc nước tiểu. Đàn bà vào tuổi tắt kinh có thể bị bệnh này do căng-thẳng thần kinh (stress) làm cho các cơ  vòng khoanh(sphincter muscles) yếu đi và làm thay đổi tính phản-xạ của bàng-quang. Một khi lượng estrogen giảm thì các mô lót bên trong ống dẫn nước tiểu sẽ mỏng đi, các cơ xương chậu sẽ yếu làm suy-yếu sức nâng bàng-quang.
Bệnh không cầm đươc nước tiểu ở người lớn tuổi đôi khi còn do tiền-liệt tuyến bị lớn ra.làm nghẹt ống dẫn nước tiểu. Vì lý do đó rất khó có thể tống hết nước tiểu ra khỏi bọng đái gây nên chứng  xón tiểu.

Não và hệ thống thần kinh
            
                
Số lương tế-bào (neuron) trong não bộ giảm theo tuổi và trí nhớ kém dần. Tuy nhiên , tại một vài vùng của não-bộ, số mối nối giữa các tế-bào gia-tăng và như thế có thể bù lại sự lão-hóa của các neuron và duy-tri chức-năng của não-bộ. Phản-ứng của con người có khuynh-hướng chậm lại và các động-tác cũng kém phối-hợp

Mắt
                         
                              
 Càng lớn tuổi, mắt càng khó tiết ra nước mắt, võng-mạc  mỏng đi và thủy-tinh-thể chuyển dần sang màu vàng và đục dần. Vào tuổi 40, chú tâm nhìn những vật gần trở thành khó khăn. Mống mắt  sẽ cứng hơn làm cho phản-ứng của con ngươi kém đi, vì thế việc thích-nghi với những mức-độ sáng khác nhau trở thành khó hơn..  Nhũng thay đổi khác của thủy- tinh-thể làm cho mắt bị chóa nên lái xe vào ban đêm bị trở-ngại.   Các bệnh cưòm khô, cườm ướt và suy-thoái võng mạc là những bệnh thông thường của người lớn tuổi. 

Tai
                        
Điếc là môt trong những bệnh thông thường đối với những người trung-niên và lớn tuổi.  Một trong ba người tuổi trên 65 và một nửa các người trên 85 tuổi đều bị nghễng ngãng hay điếc. Với thời gian, âm thanh và tiếng đông làm tổn-hại các tế-bào tơ trong nội-thất của tai.
Ngoài ra, các vách của ống thính-giác mỏng dần và màng nhĩ dày lên.  Âm-thanh cao-tần trở thành khó nghe. Môt số người gặp khó-khăn khi theo dõi câu chuyện trong phòng đông người. Các thay đổi bên trong tai hay của các dây thần-kinh , sự tích-tụ của ráy tai và những bệnh khác có thể ảnh hưóng tới thính giác

 Răng

                                 
Răng và lợi chiu ảnh-hưởng nhiều hay ít của tuổi già tùy theo chúng đã đươc chăm-sóc ra sao từ trước. Tuy nhiên, dù rằng răng có đươc chải kỹ và các kẽ răng có đươc làm sạch bằng dây tơ, miệng chúng ta vẫn khô hơn và lợi chúng ta cũng teo lại. Răng có thể hơi xậm lại và trở thành dòn hơn và dễ vỡ
Phần lớn người lớn tuổi đều có thể giữ đựoc răng tự-nhiên cho tới hết đời. Nhưng vì thiếu nước bọt để làm trôi các vi-khuẩn, răng và lợi sẽ dễ bị sâu và nhiễm trùng.. Nếu mất  phần lớn hoặc tất cả răng tự-nhiên thì phải dùng hàm răng giả hay trồng răng giả.
Một số người lớn bị bệnh miệng khô (xerostomia) nên răng dễ bi sâu hay nhiễm trùng.  Khi miệng khô thì nói, nuốt hay nếm trở thành khó-khăn. Ung thư miệng thường xẩy ra  hơn cho những ngưòi lớn tuổi. Nha-sĩ sẽ kiểm-tra ung-thư miệng mỗi kỳ làm sạch răng hay khàm răng định-kỳ.

Da, móng tay chân và tóc

                                
Càng lớn tuổi, da mỏng đi và trở thành kém đàn-hồi và mỏng manh hơn nên dễ bị bầm tím.. Sự bài-tiết các chất dầu thiên-nhiên giảm đi sẽ làm da khô, nhăn-nheo  và có nhiều tàn nhang.
Móng tay chân mọc chậm khoảng một nửa so với trước. Tóc trở-thành hoa râm và thưa đi .

                            

Ngoài ra mồ-hôi ít xuất ra hơn nên cơ-thể khó có thể chiụ đươc nhiệt -độ cao do đó dễ gây ra kiệt sức hay tai biến mach máu não vì nhiệt . 
Sự biến đổi của da vì tuổi già tùy-thuộc nhiều yếu-tố. Yếu-tố chính  là  phơi nắng mặt trời. Da càng phơi nắng nhiều thì càng bị hư hại nhiều.
Hút thuốc cũng làm hỏng da, như làm da có nhiều nếp nhăn hơn. Ung- thư da cũng là mối đe dọa của tuôi già. Khi tới tuổi 65 thì sác-xuất bị ung-thư ít nhất một lần trong đời người vào khoảng 40 đến 50 phần trăm. 

Giấc ngủ

                                      
Nhu-cầu ngủ thay đổi ít trong tuổi trưởng thành. Nếu môt người cần ngủ 6 tiếng môt ngày thì nhu-cầu ngủ luôn luôn là 6 tiếng .  Tuy nhiên khi lớn tuổi giấc ngủ sẽ không được say nên thời-gian nằm trên giường sẽ phải nhiều hơn nếu muốn có cùng môt số thời-gian ngủ. Tới tuổi 75, một số người thức-giấc nhiều lần trong đêm. 

Trọng lượng
                          
Càng lớn tuổi thì ta càng khó giữ nguyên trọng lượng cuả cơ thể hay làm giảm nó xuống khi thấy mình quá mập. Sự biến-dưỡng trong cơ-thể người già chậm lại, có nghĩa là nó đốt ít calori hơn. Các calori  trước đó đươc sử dụng để đáp-ứng nhu-cầu năng-lương cho cơ thể hoạt động hàng ngày. Nay  mức-độ hoat-đông của cơ-thể giảm đi, số calori không được dùng đến đã được tồn lại dưới dạng mỡ.  

Làm thế nào để phòng chống lão suy theo Đông-y
                                  
Sinh-lảo-bệnh-tử :Lão suy là một quy-luật bất-khả-kháng.Nhưng con người có thể can-thiệp để làm chậm tiến -trình  của nó. Cổ-nhân có câu “Sinh mệnh tại ngãbất tại thiên”, ý muốn nhấn mạnh vai-trò quan-trọng của mỗi cá-nhân trong việc tự bảo-vệ sức khỏe và tăng tuối thọ cho chính mình. Dưới đây là những điểm cơ-bản theo y-học  Đông-phương nhằm phòng chống lão suy: 

(1) Muốn sống khỏe, sống lâu thì phải tiến-hành các biện-pháp có tính-cách dự-phòng từ khi còn nhỏ. Điếu này phù-hợp với quan-điểm y-hoc hiện-đại  vì kết quả nghiên-cứu cho thấy là quá-trình bắt đầu rất sớm ngay từ tuổi 20-30 

(2)Chú ý tạo dựng một đời sống tinh-thần ổn-định và mạnh khỏe. Tâm phải định, khí phải tĩnh biết kiềm-chế mọi phiền-nộ và dục-vọng, giữ cho tinh-thần luôn luôn thư-thái, lạc-quan, yêu-đời 

(3) Ăn uống đầy đủ, cân-bằng và đảm-bảo vệ-sinh 

(4)Không nên lao-lực lao-tâm, lao-phòng một cách thái qúa để giữ tinh-thần thoải-mái, khí-huyết dễ lưu-thông, năng-suất tạng-phủ điều-hòa, gân cốt tráng-kiện 

(5)Thường xuyên vận-đông và luyện tập với phương-pháp thích-hợp 

(6)Phát-hiện và điều-trị bệnh tât kịp thời và hiệu-quả  bởi vì  theo tuổi tác cơ-thể ngày càng suy-yếu, khí huyết âm-dương , lục-phủ ngũ-tạng ngày càng suy nhươc.