4/8/12

Kỹ năng tiền bạc


 Câu hỏi được đặt ra là: Tại sao một số người kiếm nhiều tiền hơn gấp 10 lần so với những người khác ? Họ có làm việc chăm chỉ hơn gấp 10 lần không ? Họ có thông minh hơn gấp 10 lần không ? Dĩ nhiên là không. Điểm mấu chốt là người giàu áp dụng một cách hiệu quả 7 kỹ năng tiền bạc. Bất cứ ai cũng có thể học chúng.

Kỹ năng tiền bạc thứ nhất - Giá trị
   Họ xem giá trị của mỗi tờ 100 ngàn như một hạt giống tiền. Giống như một quả đậu nhỏ chứa đựng sức mạnh để phát triển thành một cây cổ thụ to lớn, mỗi một tờ tiền có sức mạnh trở thành cây tiền to lớn. Người giàu hiểu rằng một đồng tiền mỗi ngày có thể phát triển thành hàng triệu tờ tiền khác. Thế nên họ rất trân trọng từng đồng tiền dùng để chi tiêu.

Kỹ năng tiền bạc thứ hai - Kiếm soát
   Người thành đạt thường mất thêm vài bước mỗi lần họ bỏ tiền ra chi tiêu: (1) Họ mua sắm hàng hóa với giá trị tốt nhất, (2 ) họ đòi hỏi và mong chờ sự chiết khấu, (3) họ xem xét hóa đơn của mình xem có sai xót gì không, (4) họ cân bằng sổ sách của mình đến từng xu, (5) họ lưu thành hồ sơ những hóa đơn. Những hoạt động này chỉ mất thêm ít phút những lại tạo ra sự yên trí về tài chính dài hạn.

Kỹ năng tiền bạc thứ ba - Tiết kiệm
   Người giàu có thích tiết kiệm tiền bạc bằng cách chi tiêu một cách khôn ngoan. Nhưng họ không dừng lại ở đó, họ sẽ tiết kiệm ít nhất 10% những gì họ kiếm được.

Kỹ năng tiền bạc thứ tư - Đầu tư
   Họ luôn có một phương thức đầu tư tiền bạc riêng, số tiền họ tiết kiệm được hàng tháng luôn được tái đầu tư lại bằng các hình thức hoạt động kinh doanh. Số tiền đó sẽ không được bỏ phí, không chỉ là có thêm lãi suất hàng tháng khi gửi ngân hàng mà nó luôn đẻ thêm ra gấp nhiều giá trị như vậy. Bạn hãy tưởng tượng nó như một dòng nước, đơn giản là hãy để dòng tiền không bao giờ ngừng hoạt động.

Kỹ năng tiền bạc thứ năm - Kiếm Tiền
    Họ thường có nhiều dòng thu nhập ngoài công việc của mình, như cổ phiếu , trái phiếu, bất động sản...Mục đích của họ là luôn để đồng tiền sinh sôi.

Kỹ năng tiền bạc thứ sáu - Bảo vệ
   Họ bảo vệ mình bằng những tổ chức hợp pháp khác nhau, mục đích là phòng ngừa sự rủi ro không chỉ cho họ mà cho chính đồng tiền của họ.

Kỹ năng tiền bạc thứ bảy - Chia sẻ
   Tiền bạc nhân lên nhanh nhất khi nó được chia sẻ, luôn khuyến khích gia tài đó tồn tại lâu hơn bạn. Vun trồng những cây tiền bạc mà những người khác sẽ thu hoạch quả ừ đó. Đấy mới là sự phồn vinh thật sự.

Người giàu tin “Tôi tạo ra cuộc đời tôi.”
Người nghèo tin “Cuộc sống toàn những sự việc bất ngờ xảy đến với tôi.”
Nếu muốn tạo ra thịnh vượng, điều quan trọng là bạn phải tin rằng bạn là người cầm lái của cuộc đời mình, đặc biệt là cuộc sống tài chính của bạn. Nếu bạn không tin điều đó, vậy là bạn vốn dĩ đã tin rằng bạn không thể kiểm soát được hoặc kiểm soát rất ít cuộc sống của mình, và do vậy bạn không thể kiểm soát được hoặc kiểm soát rất ít khả năng thành công tài chính của bạn. Đó không phải là một thái độ để giàu có.

Bạn có bao giờ để ý rằng thông thường chỉ những người nghèo mới làm tiêu tan cả gia tài vào trò chơi xổ số không? Họ thành tâm tin rằng sự giàu có sẽ đến với họ nhờ ai đó sẽ đọc tên họ lên sau một cuộc rút thăm. Họ bỏ cả buổi tối thứ bảy để dán mắt vào ti vi, hồi hộp theo dõi buổi xổ số để xem tuần này vận may có “rơi” trúng mình hay không.

Chắc chắn ai cũng muốn trúng số, và những người giàu thỉnh thoảng cũng vẫn chơi cho vui. Nhưng thứ nhất, họ không bao giờ chấp nhận bỏ ra một nửa thu nhập của mình để mua vé số, và thứ hai, việc trúng số không phải là chiến lược làm giàu chủ yếu của họ.

Bạn phải tin rằng bạn là người tạo ra thành công của mình, rằng bạn là người tạo ra sự khốn quẫn của bạn, và rằng bạn là người tạn nên những khó khăn xung quanh tiền bạc và thành công của bạn. Dù với ý thức hay không có ý thức, vẫn chỉ là bạn đã làm nên tất cả những điều đó.

Thay vì chịu trách nhiệm trước những gì diễn ra trong cuộc sống của mình, người nghèo thường chọn cách chơi trò đóng vai làm nạn nhân. Suy nghĩ thiên về coi mình là nạn nhân thường là “khốn khổ thân tôi”. Vậy là cầu được ước thấy, theo Qui luật Sức mạnh của Ý định, đó là tất cả những gì nạn nhân nhận: Họ nhận được sự “khốn khổ”.

Hãy để ý rằng tôi nói họ chơi trò đóng vai làm nạn nhân. Tôi không nói họ là những nạn nhân. Tôi không tin ai đó là nạn nhân. Tôi tin rằng người ta tự nguyện đóng vai nạn nhân bởi vì họ nghĩ điều đó đem lại cho họ cái lợi gì đó. Chúng ta sẽ thảo luận điều đó chi tiết hơn ngay sau đây.
Làm sao bạn biết khi nào thì người ta đóng vai nạn nhân? Thường thì họ sẽ để lại ba đầu mối là những dấu hiệu để nhận biết.

Bây giờ, trước khi chúng ta nói về những đầu mối đó, tôi muốn bạn hiểu rằng tôi hoàn toàn hiểu rõ không có cách cư xử nào liên quan gì với bất kỳ ai đọc cuốn sách này. Nhưng có thể, chỉ là có thể thôi, ban có thể biết ai đó có thể có gì đó liên quan. Và có thể, chỉ là có thể thôi, bạn có thể biết người đó một cách rất gẫn gũi! Dù sao, tôi cũng đề nghị bạn hết sức để ý đến chương này.

Dấu hiệu Nạn nhân số 1: Đổ lỗi
Khi tìm hiểu nguyên nhân tại sao mình không thành công về mặt tài chính, hầu hết nạn nhân đều là chuyên gia trong “trò chơi đổ lỗi.” Đối tượng của trò chơi này là tìm xem có bao nhiêu người và hoàn cảnh để bạn có thể chĩa ngón tay vào mà không phải xem xét đến chính bản thân bạn. Ít ra, điều đó cũng làm những nạn nhân vui thích. Không may là, đó không phải là điều dễ chịu đối với bất kỳ ai khác đang không may mắn ở xung quanh họ. Bởi vì ai càng ở gần nạn nhân càng dễ dàng trở thành mục tiêu đổ lỗi của họ.

Những nạn nhân thường đổ lỗi cho nền kinh tế, họ đổ lỗi cho chính phủ, đổ lỗi cho thị trường chứng khoán, đổ lỗi cho những người môi giới, đổ lỗi cho chủ, cho người làm thuê của họ, cho quản lý, cho trưởng phòng, cho người đứng trên hay dưới mạng lưới của họ, cho dịch vụ khách hàng, cho phòng vận chuyển, cho đối tác, cho bạn đời, họ đổ lỗi cả Chúa, và tất nhiên họ luôn luôn đổ lỗi cho cha mẹ mình. Bao giờ cũng là ai đó khác hay cái gì đó khác có lỗi. Thế nhưng, vấn đề lại không nằm ở bất cứ sự việc, hiện tượng hoàn cảnh hay con người nào khác, mà là ở chính họ.

Dấu hiệu Nạn nhân số 2: Bao biện
Nếu những nạn nhân không đổ lỗi thì bạn sẽ thấy họ là người hay bao biện hoặc lý giải tình huống của mình bằng những lời như: “Với tôi, tiền không phải là thực sự quan trọng”. Tôi chỉ muốn hỏi bạn câu này: Nếu bạn nói rằng chồng bạn hay vợ bạn, bạn trai hay bạn gái của bạn, đối tác của bạn hay bạn bè bạn không quan trọng với bạn, liệu bất cứ ai trong những người đó sẽ ở được bên bạn lâu dài không? Tôi không tin là có, và với tiền bạc cũng như vậy!

Tại một hội thảo nóng của tôi, một số người tham dự thường lên chỗ tôi và nói: “Anh biết không, Harv, tiền bạc thực sự không quan trọng đến thế”. Tôi nhìn thẳng vào mắt họ và nói, “Bạn vừa bị khánh kiệt! Đúng không?” Họ thường nhìn xuống chân mình và yếu ớt trả lời bằng những gì đó như “Vâng, hiện thì tôi đang có một số thử thách tài chính, nhưng…” Tôi ngắt lời, “Không, đó không phải chỉ hiện nay, mà luôn luôn như thế; bạn luôn luôn túng quẫn hoặc gần như vậy, đúng thế và chỉ có đúng là thế, phải không?” Đến điểm đó thường họ gật đầu đồng ý và rất đáng thương trở về chỗ của họ, sẵn sàng nghe để học, vì cuối cùng họ hiểu ra rằng chỉ một niềm tin sai lầm đó của họ đã ảnh hưởng quyết định và nặng nề lên cuộc sống của họ biết bao.

Tất nhiên là họ bị phá sản. Liệu bạn có mua một chiếc xe nếu nó không thực sự quan trọng đối với bạn? Tất nhiên là không. Liệu bạn có mua một đồ vật quý giá nếu bạn khẳng định là nó không quan trọng với bạn? Tất nhiên không. Cũng như thế, nếu bạn không nghĩ tiền bạc là quan trọng, đơn giản sẽ không bao giờ bạn có chút tiền nào cả.

Bạn có thể làm lóe mắt bạn bè mình bằng quan niệm đó. Hãy hình dung bạn đang nói chuyện với người bạn và người đó bảo: “Tiền bạc không quan trọng”. Hãy đặt tay lên trán bạn/ và nhìn thẳng lên như là bạn đang nhận thông điệp từ thiên đàng, và tuyên bố: “Anh đang túng quẫn!” Điều đó sẽ làm người bạn của bạn bị sốc và hỏi lại không hoài nghi gì: “Làm sao anh biết?” Rồi bạn sẽ vặn chặt cánh tay hay bàn tay mình và trả lời, “Thế anh còn muốn biết gì nữa? Đây sẽ là năm mươi-năm mươi nhé, xin mời!”

Để tôi giải thích một cách thô sơ: Bất kỳ ai nói tiền bạc không quan trọng đều không có xu nào! Người giàu luôn hiểu được tầm quan trọng của tiền bạc và vị trí của nó trong xã hội. Mặt khác, người nghèo lại xác nhận cho sự vô lý và bất lực trong tài chính của mình bằng cách viện dẫn những phép so sánh khập khiễng. Họ sẽ nói, “Vâng, tiền không quan trọng như tình yêu”. Nào, sự so sánh này có mù mờ không? Cái gì quan trọng hơn, tay bạn hay chân bạn? Có thể cả hai đều quan trọng.

Vì thế, tôi muốn nhấn mạnh với bạn một lần nữa rằng tiền bạc là thứ cực kỳ quan trọng trong những lĩnh vực mà nó phát huy tác dụng, và ngược lại, nó sẽ chẳng đóng vai trò gì trong những lĩnh vực nó không có tác dụng. Mặc dù tình yêu có thể làm cho thế giới này rung chuyển, nhưng chắc chắn tình yêu không thể nào trả tiền để xây dựng nhà cửa, bệnh viện, nhà thờ, trường học hay nhà ở. Và tình yêu cũng không nuôi sống con người.

Trích: Bí quyết làm giàu của T.Hary Eke



Quy tắc Thịnh vượng số 2:
Nếu bạn muốn thay đổi hoa trái, bạn phải thay đổi gốc rễ trước đã.
Nếu bạn muốn thay đổi cái hữu hình, trước hết bạn phải thay đổi
cái vô hình.

 - Tất nhiên, một số người nói rằng nhìn thấy mới tin tưởng được. Câu hỏi tôi dành cho những người đó là “Tại sao bạn phải trả hóa đơn tiền điện?” Mặc dù bạn không thể nhìn thấy điện năng, bạn có thể nhận ra và sử dụng năng lượng của nó. Nếu bạn còn nghi nghờ sự tồn tại của nó, hãy gí ngón tay bạn vào ổ cắm điện, và tôi sẽ đảm bảo rằng sự hoài nghi của bạn sẽ biến mất ngay.

Theo kinh nghiệm của tôi, điều bạn không nhìn thấy trong thế giới này có sức mạnh lớn hơn nhiều bất kỳ điều gì bạn có thể nhìn thấy. Bạn có thể đồng ý hay không với câu tuyên bố này, nhưng liên quan đến những gì bạn làm, đừng quên áp dụng nguyên tắc này trong cuộc sống của bạn, nếu không bạn sẽ bị tổn hại. Tại sao? Bởi vì bạn đi ngược với qui luật của tự nhiên, nơi những gì dưới mặt đất tạo ra những gì trên mặt đất, nơi những gì vô hình tạo nên những cái hữu hình.

Là con người, chúng ta là một phần của tự nhiên, không phải trên nó. Hệ quả là, khi chúng ta tuân theo quy luật của tự nhiên và tập trung vào gốc rễ – thế giới tinh thần bên trong chúng ta – cuộc sống của chúng ta sẽ trôi chảy, hòa thuận. Khi chúng ta không theo qui luật tự nhiên, cuộc sống sẽ có lắm thác ghềnh.

Trong mỗi cánh rừng, mỗi trang trại, mỗi khu vườn trên trái đất, cái bên dưới nền đất đều tạo ra cái bên trên. Đó là lý do tại sao tập trung chú ý của bạn vào hoa trái là vô ích. Bạn không thể thay đổi hoa trái đã đơm kết trên cây. Tuy nhiên, bạn có thể thay đổi hoa trái của ngày mai. Nhưng để làm điều đó, bạn phải đào xuống dưới đất và làm khỏe bộ rễ.
Bốn Cung – BỐN THẾ GIỚI
của Con người
Thế giới
MENTAL – TÂM LINH
Thế giới
EMOTION – CẢM XÚC
Thế giới
SPIRITUAL – TINH THẦN
Thế giới
PHISICAL – VẬT CHẤT

Một trong những điều quan trọng nhất bạn cần biết là chúng ta không chỉ sống trong thế giới thực tại này. Chúng ta hiện đang sống trong ít nhất bốn thế giới khác nhau cùng một lúc, đó là: thế giới Vật chất, thế giới Tinh thần, thế giới Cảm xúc và thế giới Tâm linh.

Tuy nhiên, có rất ít người nhận ra rằng thế giới vật chất chỉ là hệ quả, là dấu vết của ba thế giới còn lại.
Ví dụ, giả thiết bạn vừa viết một lá thư trên máy tính của mình. Bạn nhấn vào phím in và lá thư sẽ chạy ra khỏi máy in của bạn. Bạn nhìn vào bản in và phát hiện một lỗi đánh máy. Thế là bạn vớ lấy cục tẩy và xóa nó trên tờ giấy. Sau đó bạn nhấn phím in một lần nữa và lại xuất hiện lỗi đánh máy cũ.

Lạ quá, sao lại có thể như thế này được chứ? Bạn vừa tẩy nó đi rồi mà! Lần này bạn lấy một cục tẩy lớn hơn rồi chà sát mạnh hơn và lâu hơn. Bạn lại nhấn phím in và lại xuất hiện một lần nữa! Bạn thốt lên vì sững sờ pha lẫn kinh ngạc “có chuyện gì thế này? Hay là mình bị hoa mắt?”.

“Chuyện” ở đây là bạn không thể thật sự thay đổi vấn đề nếu chỉ sửa chữa “sản phẩm in ra” tức là thế giới vật chất; mà bạn chỉ có thể thay đổi “chương trình in”, tức là thế giới tâm linh, cảm xúc và tinh thần.
Tiền bạc là kết quả, của cải là kết quả, sức khỏe là kết quả, bệnh tật là kết quả đến cân nặng cũng là kết quả của chế độ dinh dưỡng và lối sống của bạn. Chúng ta sống trong một thế giới nhân quả.

Trích: Bí quyết làm giàu của T.Hary Eke
Tiền bạc là kết quả, của cải là kết quả, sức khỏe là kết quả, bệnh tật là kết quả đến cân nặng cũng là kết quả của chế độ dinh dưỡng và lối sống của bạn. Chúng ta sống trong một thế giới nhân quả.

Bạn đã từng nghe ai đó nói không có tiền là một vấn đề? Giờ bạn hãy nghe: Không có tiền không phải và không bao giờ là vấn đề cả! Việc không có tiền chỉ là dấu hiệu, triệu chứng của điều gì đó đã xảy ra bên dưới hiện tượng đó.
Không có tiền là hiệu quả, nhưng cái gì là nguyên nhân gốc rễ? Nó nhắc lại điều đó: cách duy nhất để thay đổi thể giới bên ngoài là thay đổi thế giới bên trong.
Dù những thành quả mà bạn gặt hái được có thế nào đi chăng nữa, dù nhiều hay ít, tốt hay xấu, tích cực hay tiêu cực, thì bạn hãy luôn nhớ rằng thế giới bên ngoài chỉ là một hình ảnh phản chiếu của thế giới bên trongNếu cuộc sống bên ngoài của bạn không suôn sẻ thì đó chính là do cuộc sống nội tâm của bạn chưa được suôn sẻ, chỉ đơn giản vậy.

Lời tuyên bố: Công cụ bí mật đầy sức mạnh để thay đổi
Trong các khóa học chúng tôi sử dụng các kỹ thuật phối hợp cho phép bạn học nhanh hơn và nhớ nhiều hơn những điều được học. Chìa khóa là sự “tham gia”. Cách tiếp cận của chúng tôi dựa theo câu nói xưa: “Những gì bạn nghe thấy, bạn sẽ quên; những gì bạn nhìn thấy, bạn sẽ nhớ; những gì bạn làm, bạn sẽ hiểu”.
Vì vậy tôi yêu cầu bạn mỗi lần bạn đọc đến cuối mỗi Qui tắc Thịnh vượng cơ bản của cuốn sách, hãy đưa tay lên ngực trái, rồi nói một lời tuyên bố, rồi chỉ lên đầu bạn bằng ngón tay trỏ và thực hiện một tuyên bố khác. Lời tuyên bố gì? Đó chỉ là một sự khẳng định tích cực và chính thức một việc mà bạn sẽ thực hiện, một cách mạnh mẽ, rõ rang và kiên quyết.

Tại sao những lời tuyên bố là công cụ giá trị như vậy? Bởi vì tất cả được tạo ra bởi một thứ: năng lượng. Toàn bộ năng lượng luôn chuyển động theo những tần suất và dao động. Vì vậy, mỗi tuyên bố bạn thực hiện đều mang theo tần số dao động của nó. Khi bạn nói to lên lời tuyên bố, năng lượng sẽ rung động qua khắp từng tế bào cơ thể bạn, và vì cơ thể bạn bị tác động, lúc đó bạn có thể cảm thấy sự cộng hưởng đặc biệt của nó. Những tuyên bố không chỉ gửi những thông điệp đặc biệt vào vũ trụ, chúng còn gửi một thông điệp mạnh mẽ vào tiềm thức của bạn.

Sự khác biệt giữa lời tuyên bố với lời khẳng định khá nhỏ, nhưng rất mạnh mẽ. Định nghĩa của lời khẳng định là “một sự tuyên bố tích cực giả định rằng mục tiêu bạn muốn đạt được đã xảy ra”. Định nghĩa của lời tuyên bố là “một sự khẳng định chính thức” một quyết tâm thực hiện một hay hàng loạt hành động để đạt được một tình trạng thay đổi nào đó”.

Một lời khẳng định nói rằng mục tiêu đã được thực hiện. Tôi không điên khùng đến mức cứ thường xuyên khẳng định những điều chưa có thực, có một tiếng nói cứ thì thầm nhắc tôi trong đầu: “Điều đó không thật, điều đó là bịa”.

Mặt khác, một lời tuyên bố không nói điều gì không có thật, nó chỉ nói rằng chúng ta có ý định làm một việc gì đó hay là một điều gì đó. Đó là vị trí mà tiếng nói thì thầm trong ta có thể ủng hộ ta, bởi vì chúng ta không bắt đầu làm điều đó ngay bây giờ, mà đó là một dự định của ta cho tương lai.
Lời tuyên bố, theo định nghĩa, cũng là chính thức. Đó là một cam kết chính thức của năng lượng gửi vào vũ trụ và thông suốt qua cơ thể bạn.

Một từ khác quan trọng trong định nghĩa trên là hành động. Bạn phải thực hiện mọi hành động cần thiết để làm cho dự định của bạn thành hiện thực.

Tôi khuyên rằng bạn thực hiện lời tuyên bố một cách mạnh mẽ hàng ngày vào mỗi buổi sáng và buối tối. Thực hiện tuyên bố khi nhìn vào gương sẽ làm cho việc này càng hiệu quả hơn.

Bây giờ tôi phải thú thực rằng khi lần đầu nghe được những điều trên tôi đã nói: “Không đời nào! Cái kiểu tuyên bố này với tôi thật là ngớ ngẩn”. Nhưng bởi vì tôi là kẻ tay trắng khi đó, nên tôi đã quyết, “Cũng chẳng sao cả, nó không có thể hại gì”, và đã bắt đầu thực hiện chúng. Bây giờ tôi đã giàu có, và không có gì là bất ngờ nữa khi tôi tin rằng những lời tuyên bố đã rất hiệu quả.

Nói cách khác, tôi thà rằng mình là kẻ rất ngớ ngẩn và rất giàu có hơn là người rất tỉnh táo và không có gì cả. Còn bạn thì sao?

Lời tuyên bố:
“Thế giới nội tâm của tôi tạo ra thế giới bên ngoài của tôi.”
Rồi đưa tay chạm lên đầu và nói:
“Tôi có Tư Duy Triệu Phú”.
Trích: Bí quyết làm giàu của T.Hary Eker


 Bạn muốn làm giàu nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu, hãy học một vài phương pháp làm giàu, điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian, năng lượng và tiền bạc cho bạn. Nếu không có phương pháp, hầu như không thể thành công. Dưới đây là một vài các phương pháp kiếm được hàng triệu đô la đã được chứng minh.

1. Không tiền mặt.
Không nhất thiết là không có tiền mặt, chỉ là không phải tiền mặt của bạn. Như quyển sách kinh điển của Robert Allen, Nothing Down đã nói, có hàng tá phương pháp để mua bất động sản với rất ít tiền mặt hoặc không có tiền mặt. Các bậc thầy kinh doanh của mọi thời đại là các bậc thầy của việc " không sử dụng tiền mặt sáng tạo ". Nhà tỉ phú Andrew Carnegie vĩ đại đã mua nhiều trong số những doanh nghiệp lớn của mình mà không cần dùng tiền mặt. Ngay cả việc khám phá ra châu Mỹ cũng là một thỏa thuận không tiền mặt, Comlumbus đã mượn tiền mà ông ta cần từ đức vua và hoàng hậu Tây Ban Nha. Bạn có thể học cách làm như thế, tất nhiên nó không dễ dàng chút nào.

2. Không rủi ro.
Nếu không có nhiều tiền riêng của mình trong vụ giao dịch, bạn giảm thiểu đáng kể rủi ro của mình. Càng thành công bạn càng sợ những rủi ro. Bạn sẽ bảo vệ các tài sản của mình. Bạn sẽ học cách sử dụng các công ty và học những thực thể pháp lý khác để giảm bớt trách nhiệm pháp lý của mình. Mục tiêu là không rủi ro.

3. Không tốn thời gian.
Khi dự án của bạn đang mạnh lên và đang vận hành, nó nên hoạt động một cách tự động. Cũng giống như khi bạn viết một cuốn sách, mục tiêu của bạn là viết nó và đưa nó tự động đến với bạn đọc càng nhanh càng tốt. Sau đó bạn có thể tập trung vào dự án hay nhiệm vụ kế tiếp. Bạn nên tập trung tư duy và năng lực sáng tạo để thiết kế một phương pháp tự duy trì. Mục tiêu cuối cùng là dòng tiền  phát triển liên tục mà hầu như không cần sự đầu tư vào thời gian.

4. Không quản lý.
Việc quản lý là một danh sách "phải làm" vô tận, thu hút thời gian của bạn. Mục tiêu là sàng lọc giao phó nỗ lực công việc của bạn. Hãy thực hiện công việc từ tư duy giỏi nhất và cao nhất của bạn, Kích thích bạn như một người lãnh đạo cao nhất hoàn thành với tất cả nguồn lực, tài năng, mối liên kết và tiền bạc có thể sử dụng để nhận những mong ước của bạn.

5. Không năng lượng.
Cuộc sống là năng lượng, Năng lượng được đầu tư là cuộc sống của bạn. Bạn muốn số lãi lớn nhất có thể trên từng đơn vị năng lượng được đầu tư.  Nếu được đầu tư tốt nó sẽ mang lại cho bạn khoản lãi to lớn.

Bạn muốn những mức lợi nhuận cao cho công việc tư duy cao và hoạt động tích cực của mình. Hiếm khi có người nghĩ đến những khái niệm hết sức quan trọng trên đới với tương lai riêng hay vận may của mình. Mỗi đại gia kinh doanh đã thực hiện việc tư duy này và họ đều rất thành công



Bí quyết thành công của những 'ông trùm'


Bí quyết thành công của những 'ông trùm'
Bill Gates (Microsoft), Michael Dell (Dell Computer) hay Larry Ellison(Oracle)... đều là những người cực kỳ thành công. Theo phân tích của các chuyên gia, một người thành công thường hội tụ các yếu tố sau đây:
1. Khả năng tự lực cánh sinh: Một nhà kinh doanh giỏi là phải biết nhìn nhận mọi điều. Khi tìm thấy cơ hội có thể kiếm ra tiền, họ nhanh chóng chớp lấy và bắt tay ngay vào việc thực hiện nó.
2. Thích đối mặt với thử thách: Thử thách là sở thích của những nhà kinh doanh lớn. Họ muốn vượt qua tất cả giới hạn của sự không thể để "hút" toàn bộ thế giới vào tay. Họ coi thường sự sợ hãi và thiếu quyết đoán.
3. Không bao giờ khuất phục: Những người kinh doanh thật sự chẳng bao giờ từ bỏ bất kể công việc gì. Nếu thất bại, họ cũng vui vẻ bởi họ cho rằng, đó cũng chỉ là những thất bại tạm thời. Họ quay lại và tìm những con đường mới, đặt ra kế hoạch và thử lại lần nữa. Theo họ, "thành công chỉ đến sau những thất bại".
4. Kiên nhẫn theo đuổi ước mơ: Rủi ro là điều không thể tránh khỏi trong bất kỳ ngành kinh doanh nào. Nhà doanh nghiệp không bao giờ đứng chờ cuộc sống đổi thay, mà họ chủ động tự kiếm tìm thử thách và kiên nhẫn theo đuổi để thành công.
5. Sáng tạo: Năng động, sáng tạo là bản chất của họ. Sáng tạo ở đây được hiểu là khả năng nhìn ra một ngành kinh doanh mới, ngành mà chưa từng xuất hiện từ trước tới nay. Nói cách khác, khả năng quan sát đã tạo cho họ những cơ hội và những ý tưởng mới mang lại lợi nhuận.
6. Làm việc hết mình: Những doanh nghiệp giỏi là những người làm việc không ngừng nghỉ. Họ là người biết tính toán thời gian để hoàn thành công việc một cách hiệu quả.
7. Thoải mái và linh hoạt: Họ luôn linh hoạt trong cách giải quyết vấn đề. Chẳng hạn, nếu ở xa họ có những người đại diện, họ cần những người quản lý để trợ giúp trong công việc kinh doanh…
8. Biết cạnh tranh: Trong thế giới kinh doanh, cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi. Đó là một quy luật. Trong quy luật này, bạn vừa là người đi săn, vừa là con mồi. Do đó bạn phải "một sống một còn" với kẻ khác. Những nhà kinh doanh giỏi luôn muốn cạnh tranh với những người khác, muốn có đối thủ để đọ trí thông minh để vươn lên đứng ở vị trí số một.
9. Tự chủ: Ngay từ khi có ý tưởng, họ đã muốn làm việc cho chính mình. Điều đó xuất phát từ tham vọng của họ. Không muốn là một nhân viên, tự lực tạo cơ nghiệp để trở thành một ông chủ là tính cách của một nhà doanh nghiệp thành đạt.
10. Luôn luôn lạc quan: Các ông chủ thành công thường không bao giờ nghĩ đến thất bại. Trong họ chỉ có thành công và phát triển. Điều này có khó không? Không khó. Cứ thử tưởng tượng, nếu bạn đang dần bị chết đuối mà không biết bơi, bạn nghĩ gì? Bạn nghĩ mình sẽ buông xuôi và chịu khuất phục trước hoàn cảnh hay bạn sẽ bằng mọi giá nghĩ ra cách để thoát chết? Câu trả lời sẽ cho biết bạn có khả năng trở thành ông chủ thành đạt hay không.

TRIẾT LÝ ĐỜI SỐNG

Thiền sư Từ Chí Ma từng nói: "Tôi nhẹ bước ra đi, cũng lẳng lặng giống như khi đến. Nhẹ khoác áo ra đi, chẳng để lại một dấu vết gì."Làm như thế thật là bình đạm, thoải mái và khoáng đạt biết bao!

Tôi thích bình đạm, bởi lẽ bình đạm chính là sự thâm trầm. “Bình đạm” không phải là bằng phẳng, trong “bình” có vẻ đẹp thuần mỹ, trong “đạm” lại chứa đựng thâm tình. Bình đạm giống như loại nước hoa nhẹ, chỉ thoang thoảng như có như không, mang lại cho người ta cảm giác tự nhiên. Cũng giống như bức tranh mộc mạc, gợi cho ta cảm giác lâng lâng.

Người có thể uống loại rượu nhẹ, không có nghĩa là tửu lượng thấp, mà chứng tỏ là có nhã hứng, uống lưng chén rượu nhạt mà say, chẳng phải thâm thuý hơn không? Người biết nghe lời bình dị, không có nghĩa là người nông cạn, mà chứng tỏ là có tu dưỡng, tìm thấy triết lý từ những lời bình dị, có phải càng uyên thâm hơn không? Người biết sống cuộc đời bình dị, không có nghĩa là người tầm thường mà chứng tỏ là người điềm tĩnh. Từ rau rưa đạm bạc biết tìm thấy dư vị, chẳng phải là cách hưởng thụ đặc biệt hay sao? Viết ra những câu thơ bình dị, không phải là kém phần uyên bác, “Ngước lên nhìn trăng sáng, cúi xuống nhớ cố hương” (Cử đầu vọng minh nguyệt, đê đầu tư cố hương). Những câu thơ tương tự như vậy, có phải đứa trẻ lên mười cũng có thể hiểu rõ, mà đọc mãi không chán, lại trở thành thiên cổ danh câu?

Bình đạm thật là tuyệt! Đất phẳng khiến chúng ta không bị vấp ngã, vị nhạt không làm cho chúng ta say ngất, khiến chúng ta thẳng thắn vô tư, nhìn người rõ ràng chính xác. Cho nên, bình đạm mới thật sự là đẹp.




LỜI DẠY CỦA KHỔNG TỬ
Hình hài của mẹ cha cho
Trí khôn đời dạy, đói no tự mình
Sang hèn trong kiếp nhân sinh
Buồn vui sướng khổ thường tình thế thôi
Không hơn thì cũng bằng người
Cho thiên hạ khỏi ai cười ai khinh.

Có chí thì ham học
Thiếu chí thì ham chơi
Trí khôn tạo nên người
Đức nhân tìm ra bạn
Thành đạt nhờ chí sáng
Danh rạng nhờ đức dày
Làm nên nhờ có thầy
Đủ đầy nhờ có bạn
Gái ngoan nhờ đức hạnh
Trai mạnh nhờ lực cường
Tươi đẹp lắm người thương
Lực cường nhường kẻ mạnh
Dễ thích nghi thì sống
Biếtnăng động thì nên
Đủ sức bền thì thắng
Biết mình khi hoạn nạn
Hiểu bạn lúc gian nguy
Nghèo hèn bởi tự ti
Ngu si vì tự phụ
Đức tài cao hơn phú
Hạnh phúc đủ hơn giàu
Sống trung tín bền lâu
Của rẻ là của ôi
Dùng người tồi sinh vạ
Đẹp lòng hơn tốt mã
Nền nã hơn kiêu kỳ
Thận trọng từng bước đi
Xét suy khi hành động
Hiểu biết nhiều dễ sống
Luôn chủ động dễ thành
Thận trọng trước lợi danh
Giữ mình đừng buông thả
Tránh xa phường trí trá
Tai vạ bởi nể nang
Tài giỏi chớ khoe khoang
Giàu sang đừng kênh kiệu
Học bao nhiêu vẫn thiếu
Hiểu bao nhiêu chẳng thừa
Nhân đức chớ bán mua
Được thua không nản chí
Đủ đức tài bớt lụy
Đủ dũng khí chẳng hàng
Có vợ đảm thì sang
Có bạn vàng thì quý
Đói nghèo vì bệnh sĩ
Quẫn chí dễ làm liều
Tỉnh táo với tình yêu
Biết điều khi yếu thế
Lo việc nhà chớ kể
Tình nghĩa chớ đếm đong
Giữ trọn chữ hiếu trung
Với Tổ tiên Gia tộc
Cây tốt tươi nhờ gốc
Người phú lộc nhờ nguồn
Sống bất nghĩa-tai ương
Tình nghĩa sâu-hạnh phúc
Có tài thì đỡ cực
Đủ sức thì đỡ nghèo
Dốt nát hay làm theo
Hiểu nhiều thường tự lập
Hỏng việc vì hấp tấp
Va vấp bởi vội vàng
Nhà dư của-hiếm con
Nhà lắm người-bạc cạn
Khó gần người quá sạch
Vắng khách tại quá nghèo
Dễ nổi danh-kỵ hiền
Dễ kiếm tiền-khó giữ
Kiếp người là duyên nợ
Lành vỡ lẽ thường tình
Bại thành bởi trí lực
Thời gian đừng uổng phí
Thời cơ chớ bỏ qua
Biết suy nghĩ sâu xa
Vững vàng khi thành bại
Cần học và hành mãi
Sẽ gặt hái thành công
Cảnh giác với lời khen
Bình tâm nghe lời trách
Quá nghiêm thì ít bạn
Dễ dãi bạn khinh nhờn
Không hứa hão là khôn
Không tin xằng ít vạ
Làm ơn đừng mong trả
Được ơn nhớ đừng quên
Nhu nhược bị ép chèn
Quá cương thường bị gãy
Cái quý thì khó lấy
Dễ thấy thường của tồi
Sống bất lương-tù ngục
Phải cầu xin là nhục
Phải khuất phục là hèn
Hay đố kỵ-nhỏ nhen
Hay ép chèn-độc ác
Lắm gian truân càng sáng
Nhiều hoạn nạn càng tinh
Với mình: phải nghiêm minh
Với chúng sinh: nhân ái
Đang thắng phòng khi bại
Gặt hái phòng mất mùa
Thói quen thường khó chừa
Say sưa thường khó tỉnh
Sống ỷ lại-ăn sẵn
Hay đua đòi-hoạn nạn
Quá dễ hay tai ương
Gia đình trọng yêu thương
Sống nhịn nhường-hỉ hả
Thiếu tình thương-man trá
Dẫu vàng đá cũng tan
Biết dạy dỗ -con ngoan
Chịu bảo ban-con giỏi
Tinh khôn nhờ học hỏi
Cứng cỏi nhờ luyện rèn
Sống vì nhau dễ bền
Rèn con từ lúc nhỏ
Khuyên vợ lúc mới về
Muốn hiểu cần lắng nghe
Thích khoe thường trí cạn
Sống dựa dẫm-ngu đần
Sống bất cần phá sản
Phận bạc-dễ bán mình
Kẻ tồi chơi xấu bạn
Khốn nạn quên mẹ cha
Tốt đẹp hãy bày ra
Xấu xa nên che lại
Có ích thì tồn tại
Có hại sẽ diệt vong
Nhiều tham vọng-long đong
Lắm ước mong-lận đận
Hay vội vàng-hối hận
Quá cẩn thận-lỡ thời
Biết được người là sáng
Hiểu được bạn là khôn
Khiêm tốn là tự tôn
Kiêu căng là tự sát
Hứa trước thường khó đạt
Hèn nhát thì khó thành
Thù hận bởi lợi danh
Tranh giành bởi chức vị
Giàu sang hay đố kỵ
Tài trí sinh ghét ghen
Tham giàu thì cuồng điên
Tham quyền thì độc ác
Vì tiền dễ tan nát
Vì tình nghĩa bền lâu
Người hiểu-nói trọn câu
Kẻ dốt tâu phách lối
Có quyền thì hám lợi
Có tội thường vun xoe
Khờ dại hay bị lừa
Nói bừa hay vạ miệng
Đa ngôn thì tai tiếng
Ngậm miệng dễ được tin
Hám lợi hay cầu xin
Hám quyền hay xu nịnh
Tham quan thường bất chính
Xu nịnh thường gian tà
Lười biếng hay kêu ca
Thật thà hay oan trái
Thẳng thắn hay bị hại
Thông thái hay bị lừa
Chiều con quá con hư
Tiền của dư con hỏng
Giàu mạnh thường thao túng
Nghéo vụng hay theo đuôi
Người tài giỏi-khó chơi
Kẻ chay lười khó bảo
Tham tân thì đắc đạo
Mạnh bạo-việc dễ thành
Quân tử thì trọng danh
Tiểu nhân thường trọng lợi
Bất tài hay đòi hỏi
Lọc lõi khó khiêm nhường
Tình nghĩa thường khó quên
Nợ nhân duyên khó trả
Khó thuần phục kẻ sĩ
Khó phòng bị tướng tài
Biết chấp nhận-thảnh thơi
Hay hận đời-đau khổ
Của quý thường khó giữ
Con cầu thường khó nuôi
Mấy lời để suy ngẫm./.

(Trích từ sách ấn tống của Nhà ngoại cảm Đỗ Thị Sương) 


* Trước kia vua hậu đãi, mà nay bạc bẽo, vả lại tôi cũng không có lỗi gì, lúc này tôi nên đi là phải.

Ở đời, có thịnh ắt có suy, có hội họp ắt có ly tán, lành dữ vô thường, họa phúc tự mình chuốc lấy. Kết bạn mà không bền chắc thì không nên thân. Thân mà không có chừng độ, thân lâu sẽ có khinh lờn. Ví như múc nước giếng, múc sâu thì nổi cặn. Gần người hiền được thêm trí huệ, ở với kẻ dốt càng thêm ngu si. Thường thấy thì hay khinh lờn, xa nhau thì sanh oán giận. Giao tiếp với người lành nên qua lại có chừng độ, thân mà có cung kỉnh thì thân lâu càng có hậu. Giao thiệp với kẻ bất lương, họ ăn ở không thật thà, lời ngon tiếng ngọt chẳng qua là để lợi dụng mình, dù cho có kết hợp cũng không nên tin. vua lấy lễ độ tiếp tôi, tôi cung kính đáp lại. Nay vua đối đãi khinh dể thì tôi phải cách xa. Thương yêu nhau rồi có sự giận ghét nhau, khi thương thì muốn nhờ cậy, lúc ghét thì chẳng muốn gần. Lấy sự cung kỉnh nhau để cầu thân thiện, lấy sự răn dạy lẫn nhau để tránh xa điều ác. Mà nay có người chẳng phân biệt cái nào là ác, cái nào là thiện, ấy chẳng phải là đạo an thân. Người không có lỗi với mình, thì mình không nên bày đặt sự sai lầm mà vu oan cho họ. Người ác tôn thờ mình, mình không nên nhận lãnh. Người muốn xa ta thì ta không nên miễn cưỡng gần họ. Sự thương yêu đã xa lìa thì không nên nghĩ đến.


Con chim đậu gãy nhánh còn biết đi tìm nhánh khác để đậu, huống chi làm người qua lại có pháp độ, hà tất phải thủ thường. Cành mục ta không nên vịn nắm, người loạn ý ta chẳng nên phạm nhằm họ. Người muốn đem việc xấu cho nhau, dù thấy nhau cũng không vui, ta xướng mà người không phụ họa theo, nên biết đó là người ở bạc. Người muốn đem việc chẳng lành cho nhau thì dù chậm dù gấp cũng phải đi; đem lời trung chính nhắc nhở nhau, thì cũng đủ biết người ấy là người có hậu. Mà nay lại có người không chịu gần người hiền, chẳng lánh xa kẻ ác, trước kính sau khinh, không phân biệt kẻ hiền người ngu, thì nếu ta không đi còn đợi đến bao giờ mới đi ! Hoàng hậu ban đầu lễ lạy mà nay chỉ vòng tay, nếu ta không đi để đợi đến chừng mắng đuổi rồi mới đi hay sao ? Ban đầu thì giường vàng, nay giường tre, ban đầu đũa ngà chén ngọc, mà nay chén sành đũa tre, ban đầu thì cơm ngon canh ngọt, mà nay cơm hẩm gạo tấm, vậy nếu ta không đi, đợi đến khi cơm đổ dưới đất mới chịu đi hay sao ? Bạn tri thức gặp nhau như chủ đãi khách, đêm đầu thì quý trọng như vàng, đêm thứ hai thì làm lơ như bạc, đêm thứ ba lạt nhách như đồng, chứng cớ rõ ràng như vậy, nếu tôi không đi, đợi đến chừng nào mới đi ?

Vua thưa :

– Nước trẫm mà được giàu có, thịnh vượng là nhờ Ngài. Nếu nay Ngài bỏ đi, sau này nước nhà ắt sẽ hoại.

Hiền Nhân đáp :

* Trong thiên hạ có bốn điều tự hoại : Một là cây có nhiều hoa trái thì nặng sẽ gãy nhánh; hai là rắn độc ngậm nọc độc, nọc sẽ trở lại hại nó; ba là kẻ làm tôi không hiền thì sẽ hại nước nhà; bốn là người làm việc bất thiện thì khi chết sẽ đọa vào địa ngục; ấy là bốn điều tự hoại.

Vậy nên trong Kinh dạy rằng : “Sự độc ác do tâm sanh ra và sẽ trở lại tự hại tâm mình, cũng như sắt sanh ra chất sét, chất sét ấy sẽ trở lại tiêu hình của sắt”.

Nhà vua thưa :

– Trong nước không có tôi hiền, mọi việc đều nhờ nơi Ngài, nếu Ngài bỏ trẫm mà đi thì nước nhà sau này sẽ nguy ngập.

Hiền Nhân đáp :

* Làm người có bốn điều tự nguy : Một là gánh vác việc nhà người; hai là làm chứng việc nhà người; ba là làm mai mối vợ chồng người; bốn là tin nghe theo lời tà siểm. Ấy là bốn điều tự nguy.

Vậy nên trong Kinh dạy rằng : “Người ngu chuyên làm việc ác, tự rước lấy sự tai họa vào thân. Đời nay vui lòng, lung ý, đời sau mang tội rất nặng”.
Nhà vua thưa :

– Trẫm kính trọng Ngài như người bạn quý, thường ở với nhau không khinh dể, Ngài chớ bỏ mà đi.

Hiền Nhân đáp :

* Bạn có bốn thứ : Một là kết bạn như hoa; hai là kết bạn như cân; ba là kết bạn như núi; bốn là kết bạn như đất.

Sao gọi là kết bạn như hoa ? Khi bông hoa còn tươi tốt thì giắt trên đầu, khô héo rồi bỏ đi. Kết bạn cũng thế : hễ thấy giàu sang thì xu phụ theo, thấy nghèo nàn lại bỏ làm lơ.

Sao gọi là kết bạn như cân ? Khi để vật nặng thì đầu gục xuống, vật nhẹ thì đầu vổng lên, có qua lại thì cung kính nhau, không qua lại thì khi rẻ nhau.

Sao gọi là kết bạn như núi ? Hòn núi vàng, loài chim thú tụ về, lông cánh được chói màu vàng rực. Kết bạn cũng thế : khi sang thời sang với nhau, khi vui đồng vui.

Sao gọi là kết bạn như đất ? Tất cả mọi vật đều dựa đất mà sanh. Làm bạn để nuôi dưỡng, ủng hộ, ân hậu không quên...

Nhà vua thưa :

– Nay trẫm biết cái trí suy nghĩ của trẫm còn cạn hẹp, tin theo lời tà siểm, khiến ngài Hiền Nhân phải ra đi.

Hiền Nhân đáp :

* Người có trí biết bốn việc không tin : Một là bạn tà ngụy; hai là bề tôi siểm nịnh; ba là vợ yêu nghiệt; bốn là con bất hiếu. Ấy là bốn cái không nên tin theo.

Vì thế Kinh dạy : “Bạn tà hại người, tôi nịnh loạn triều, vợ yêu nghiệt phá nhà, và con bất hiếu hại cả cha mẹ”.

Nhà vua thưa :

– Trước kia trẫm yêu quý hậu trọng Ngài, xin Ngài nghĩ lòng tốt của trẫm không nên bỏ đi vậy.

Hiền Nhân đáp :

Có mười trạng thái tỏ cho biết là có yêu quý hậu trọng : Một là xa nhau lâu không quên; hai là thấy nhau thì vui mừng; ba là có món ngon vật lạ san sẻ cho nhau; bốn là khi có lỡ lời không chấp trách nhau; năm là nghe điều lành càng thêm vui vẻ; sáu là thấy việc dữ đem lời trung chính mà can gián; bảy là làm được những việc khó làm; tám là không đem chuyện riêng nói với người khác; chín là khi gặp việc bối rối phải giải quyết cho nhau; mười là đến lúc nghèo khổ không rời bỏ nhau. Ấy là mười sự yêu quý hậu trọng.

Nên trong Kinh có dạy : “Bỏ dữ làm lành, tu tập đúng như pháp, đem lời trung chánh dạy dỗ, nghĩa hiệp, có đạo”.

Nhà vua nói :

– Vì tội ác của bốn quan cận thần, nên Ngài không ưa Trẫm nữa.

Hiền Nhân tiếp :

Có tám việc biết là không ưa nhau : Một là thấy nhau mặt đổi sắc; hai là liếc ngó không thẳng thắn; ba là lời nói không ôn hòa; bốn là nói phải cho là quấy; năm là nghe lời suy bại thì vui thích; sáu là nghe lời hưng thịnh thì không vui; bảy là hủy bỏ, chê bai việc tốt đẹp của người; tám là tán thành việc ác của người.

Vậy nên trong Kinh dạy rằng : “Lỡ đánh chết người, tội ấy còn có thể dung thứ; dùng tâm độc âm mưu để hại người, tâm niệm ấy rất không nên gần”.

– Trẫm là người ngu si, không biết phân biệt kẻ trí người ngu, nên nghe lời tà siểm làm trái mất ý Thánh nhơn.

* Có mười sự chứng tỏ đó là người trí : Một là biết kẻ hiền người ngu; hai là biết kẻ sang người hèn; ba là biết kẻ giàu người nghèo; bốn là biết việc nào khó việc nào dễ; năm là biết việc nào đáng bỏ việc nào nên làm; sáu là biết nhiệm vụ của mình; bảy là vào nước nào biết được phong tục của nước ấy; tám là biết được chỗ trở về; chín là học rộng hiểu nhiều; mười là biết được túc mạng. Mười việc đó chứng tỏ người có trí.

Kinh dạy : “Khi tai nạn gấp rút mới biết được lòng bạn, có đánh nhau mới biết kẻ yếu người mạnh, có luận nghị mới biết được người trí, lúc cơm thua gạo kém mới biết người có lòng nhân”.

– Nước trẫm từ khi được Ngài giúp đỡ, trong ngoài đều được an ổn. Nếu nay Ngài bỏ ra đi thì trẫm còn biết nương nhờ ai nữa.

Có tám điều kiện để an ổn : Một là được của cha mẹ để lại; hai là có nghề nghiệp bảo đảm lấy sự sống của mình; ba là học thức cao; bốn là có bạn hiền; năm là có người vợ trinh lương; sáu là được người con hiếu thảo; bảy là tôi tớ được hòa thuận; tám là lìa xa việc ác. Đó là tám điều kiện để được an ổn.

Kinh dạy : “Sanh ra sẵn có của cha mẹ để lại và gặp được bạn hiền rất thiết; các việc ác không phạm đến và có phước thừa rất thích”.

– Lời của Thánh nhơn thật không một ai nghe mà không thích.

* Có tám cái thích : Một là cùng làm việc với người hiền; hai là được học với bậc Thánh nhơn; ba là tánh thể được nhân từ và ôn hòa; bốn là sự nghiệp mỗi ngày mỗi hưng thịnh; năm là diệt được tánh giận dữ; sáu là biết lo phòng ngừa tai nạn; bảy là biết nương gần đạo pháp; tám là bạn bè không dối gạt nhau.

Kinh chép rằng : “Có Phật ra đời rất thích; diễn giảng đạo pháp rất thích, chúng Tăng nhóm họp và hòa thuận rất thích. Hòa thuận thì thường an vui”.

– Ngài Hiền Nhân thường khi dễ khuyên can mà nay sao lại khó cầm lắm thế ?

Có mười trường hợp mình không thể khuyên can : Một là tham lam che mất lương tri; hai là tham đắm sắc đẹp; ba là ưa danh vọng địa vị; bốn là kẻ ngang tàn bạo ngược; năm là kẻ nhút nhát; sáu là kẻ khờ khạo lừ đừ; bảy là kẻ kiêu ngạo buông lung; tám là người ưa đấu tranh; chín là người chấp tập tục si mê; mười là kẻ tiểu nhơn. Ấy là mười trường hợp mà ta không thể khuyên can.

**************************
Kinh chép : “Nói Pháp cho người ngu nghe cũng như nói với kẻ điếc, những ai khó hóa độ thì không thể khuyên can”.

– Trẫm là kẻ kiêu ngạo lại thêm buông lung, chưa thể xa lìa được sắc đẹp, còn Ngài là người đã chứng pháp vô vi, lẽ nào không nói với trẫm nữa sao ?

Có mười trường hợp mà mình không nên nói với người : Một là kẻ ngạo mạn; hai là kẻ ngu độn; ba là kẻ hay lo sợ; bốn là kẻ ham vui chơi; năm là kẻ hay e lệ; sáu là kẻ câm ngọng; bảy là kẻ cừu hận; tám là kẻ đói lạnh; chín là kẻ mắc nhiều việc; mười là người đang tham thiền tịnh lự. Đó là mười trường hợp.

Trong Kinh có câu : “Làm được hãy nên nói, làm không được thì đừng nên nói suông; lời hư ngụy không thành tín thì các bậc minh triết không thèm đoái đến”.

– Người đàn bà xinh đẹp, nói năng khôn khéo êm tai, mà trong thì tội ác, ngoại dâm, thì căn cứ vào đâu mà hiểu được họ ?

* Có mười triệu chứng sẽ hiển hiện cho ta thấy : Một là đầu tóc rối và bới tóc nghiêng một bên; hai là mặt hay biến sắc và mồ hôi tự nhiên chảy; ba là lớn tiếng nói cười; bốn là hay liếc ngó không đoan chính; năm là trang sức lộng lẫy; sáu là hay nhìn trộm kẽ vách; bảy là ngồi không yên; tám là hay dạo chơi trong xóm làng; chín là hay đi dạo chơi ngoài đồng vắng; mười là hay giao thiệp với hạng dâm nữ.

Kinh chép : “Đàn bà con gái thật khó tin, lời nói khôn khéo của họ rất dễ hại người. Vì thế bậc cao sĩ lánh xa không muốn thân cận”.

– Trẫm thấy thường tình người ta hay thân cận và tin cậy đàn bà mà không biết tội ác lừa gạt của họ.

Có mười việc không nên thân cận và tin cậy : Một là vua tôi hậu đãi; hai là tình nhân của một người đàn bà mình quen; ba là kẻ ỷ sức mình; bốn là kẻ ỷ vào tiền của; năm là chỗ nước chảy rất mạnh; sáu là chỗ nhà cũ tường xiêu; bảy là hang rồng hang rắn; tám là chỗ quan quân tra xét; chín là chỗ của kẻ đã thù giận mình; mười là chỗ có trùng độc. Ấy chính là mười chỗ không nên thân cận và tin cậy.

Trong Kinh có câu : “Những ai bảo uống rượu không say, những ai bảo đã say không loạn.Việc vua hậu đãi, đàn bà thương yêu, tất cả những cái ấy rất khó tin cậy”.

– Như lời Ngài nói thì có nhiều trường hợp thương nhau quá rồi cũng ghét nhau quá. Trẫm rất ghét như vậy, và quả thật cái đó đáng ghét lắm.

* Có năm cái đáng ghét : Một là ác khẩu hại người; hai là gièm pha, siểm nịnh, và thúc giục sự đấu tranh; ba là rầy rà không thuận hòa; bốn là ganh ghét và trù rủa; năm là nói hai lưỡi gạt người.

Kinh dạy rằng : “Làm cho kẻ khác mệt nhọc và mình mong muốn sự hay ho về phần mình thì chỉ rước họa vào thân, tự gây lấy oán thù sâu nặng”.

– Làm thế nào để được người kính mến ?

* Có năm tính tốt này thì được người cung kính : Một là nhu hòa và nhẫn nhịn; hai là cung kính và có tín tâm; ba là mau mắn và ít nói; bốn là lời nói đi đôi với việc làm; năm là đối với bạn càng lâu càng thâm hậu. Năm điều ấy là đặc tính làm cho người ta cung kính mình.

Trong Kinh có câu : “Nếu biết thương lấy mình thì phải dè dặt giữ mình. Các bậc Hiền sĩ có chí hướng thượng cao xa, học hiểu chính đáng thì không bao giờ lầm lạc”.

– Còn vì sao bị người khinh mạn ?

* Năm nguyên do sau đây bị người khinh mạn : Một là kẻ râu dài mà ngã mạn; hai là áo quần dơ bẩn; ba là thiếu suy nghĩ; bốn là dâm ô vô lễ; năm là chơi bời không tiết độ.

Kinh dạy : “Giữ và thâu nhiếp ý tưởng vào chỗ chính cũng như ngựa theo dây cương ; không kiêu, không mạn, thì người và trời đều cung kính”.

Nhà vua lại năn nỉ :

– Xin Ngài lưu ý, cùng trẫm trở về Tinh xá.

Hiền Nhân đáp :

* Có mười kẻ mà mình không nên mời về nhà : Một là thầy ác; hai là bạn tà; ba là kẻ hay khinh bỉ bậc Thánh nhơn; bốn là kẻ hay nói tráo trở; năm là kẻ dâm ô; sáu là người thèm rượu; bảy là kẻ có tánh xấu; tám là người không biết ơn nghĩa; chín là đàn bà con gái mất nết; mười là kẻ tỳ thiếp ưa trang sức. Đấy là mười hạng không nên mời về nhà.

Kinh chép : “Lánh xa người ác, đừng làm bạn với kẻ dâm lung, chỉ nên tùng sự các bậc Hiền giả, mới mong thành người minh đức”.

– Được Ngài ở lại thì trẫm cùng thiên hạ được an vui vô sự. Nay Ngài bỏ đi thì nhân dân trong nước đều oán trách trẫm.

* Có tám điều kiện để được an vui : Một là vâng thờ kính thuận các bậc Sư trưởng; hai là đem sự hiếu thuận dạy cho nhân dân; ba là khiêm nhường kẻ trên người dưới; bốn là phải tập tánh nhân đức ôn hòa; năm là cứu giúp người trong cơn nguy cấp; sáu là phải quên mình mà nghĩ đến người; bảy là thâu thuế ăn lời nhẹ và phải biết tiết kiệm; tám là bỏ hận thù xưa. Đấy là tám điều kiện để được an vui.

**************************


Trong Kinh có câu : “Chuyên tu cội đức, nghĩ trước rồi làm sau, cứu giúp người trong cơn nguy cấp và bần khổ, thì trọn đời được an vui”.

– Trẫm luôn luôn nghĩ đến Hiền Nhân, nào có bao giờ lãng quên.

* Bậc trí giả có mười hai điều luôn luôn phải nghĩ tới không bao giờ lãng quên : Một là khi gà gáy sáng đã nghĩ tới tội lỗi mà lo làm việc phúc đức để đền bù lại; hai là nhớ việc hầu hạ tôn thân; ba là gặp việc gì phải suy nghĩ dự bị trước; bốn là phải lo nghĩ lánh xa sự nguy hại; năm là phải nghĩ trước mới nói sau để khỏi phải lầm lạc; sáu là phải nghĩ đến những kẻ lạc lầm mà đem lời trung chánh dạy bảo nhắc nhởû họ; bảy là phải nghĩ đến những kẻ nghèo khổ để thương xót cấp hộ; tám là phải lo làm việc bố thí nếu mình có của; chín là phải nghĩ đến việc ăn uống cho có chừng độ; mười là phải nhớ giữ sự công bình khi phân xử hoặc phân chia; mười một là phải nhớ đem ân từ ban bố cho dân gian; mười hai là phải thường nghĩ đến sự huấn luyện nếu mình là quân sĩ hay võ quan. Đấy là mười hai điều mà kẻ trí giả phải nghĩ đến.

Vậy nên trong Kinh có câu : “Làm việc gì phải lo dự bị trước, như vậy sự nghiệp sẽ mỗi ngày mỗi lớn không khi nào thất bại”.

– Tiếc rằng trẫm không có một bậc Đại hiền nào để cầu Hiền Nhân lại cho trẫm.

Hiền Nhân lại tiếp :

* Bậc Đại hiền có mười hạnh tốt : Một là học rộng hiểu nhiều; hai là không phạm giới luật trong Kinh dạy; ba là kính thờ Tam Bảo; bốn là thọ lãnh pháp lành không quên; năm là kiềm chế được tham sân si; sáu là tu tập được pháp tứ đẳng tâm; bảy là ưa làm việc ân đức; tám là không nhiễu hại chúng sanh; chín là hay hóa độ được người bất nghĩa; mười là không lầm lộn việc lành việc ác.

Kinh dạy : “Gặp được bậc Đại hiền rất khó, như ít có lắm vậy, các bậc ấy ở đâu thì bà con quyến thuộc và người chung quanh đều được nhờ cậy”.

– Thật là tội trẫm quá nặng, nuôi dưỡng kẻ ác làm cho Ngài giận mà bỏ đi.

* Kẻ đại ác, đại khái có mười lăm tội nặng : Một là sát sanh; hai là trộm cắp; ba là quen thói dâm ô; bốn là dối trá; năm là nịnh hót; sáu là chuốt ngót; bảy là gièm pha; tám là khinh bậc Hiền sĩ; chín là tham sự ô trược; mười là buông lung; mười một là say sưa; mười hai là ganh ghét người hiền; mười ba là hủy báng đạo đức; mười bốn là sát hại Thánh nhơn; mười lăm là không kể tội lỗi. Đấy là mười lăm điều tội ác của kẻ phàm ngu.

Trong Kinh có câu : “Gian ngược, tham lam, oán người lương thiện, làm việc bất chính, thì khi chết, đọa vào ác đạo”.

– Trẫm năn nỉ Ngài mãi mà không được, lấy làm hổ thẹn quá !

* Người đời có mười cái đáng hổ thẹn : Một là làm vua không hiểu chánh trị; hai là tôi thần mà vô lễ; ba là thọ ân không lo báo đáp; bốn là có tội lỗi không chịu chừa bỏ; năm là một vợ hai chồng hay một chồng hai vợ; sáu là chưa cưới mà có thai; bảy là tập hợp không thành; tám là có binh khí mà không thể chiến đấu; chín là kẻ bỏn sẻn thấy người bố thí; mười là tôi tớ mà chủ không sai khiến được. Đó là mười cái đáng hổ thẹn.

Kinh chép : “Những ai biết hổ thẹn đều là kẻ rất dễ dạy, rất dễ sách tấn cũng như điều khiển ngựa hay”.

– Nay trẫm mới biết rằng : Người đạo đức rất khó chiều chuộng.

* Có mười hai điều khó : Một là làm việc với người ngu; hai là yếu đuối chống lại được với sức mạnh; ba là thù nhau mà ở chung một nhà; bốn là học ít mà đứng ra nghị luận; năm là nghèo hèn mà trả được nợ; sáu là ra trận không có tướng sĩ; bảy là thờ vua trọn đời; tám là học đạo mà thiếu mất tín tâm; chín là làm ác mà muốn được quả báo đẹp; mười là sanh ra đời được gặp Phật; mười một là được nghe Chánh pháp của Phật; mười hai là làm theo được Chánh pháp ấy mà thành tựu. Đấy là mười hai điều thật khó

**************************



Kinh dạy : “Được làm người là khó, gặp Phật ra đời là khó, được nghe giáo pháp của Phật là khó, vâng làm theo được giáo pháp ấy thật khó”.

Nhà vua khen ngợi :

– Gần bậc minh đức thật có lợi. Đàm luận với Ngài, trẫm lại được thêm trí tuệ.

* Người có trí tuệ, đại khái biết bốn mươi lăm việc : 1- Là sửa sang nhà cửa; 2- Là gây một không khí hòa hợp trong gia đình; 3- Là giao thân với chín họ; 4- Là tin ở bè bạn; 5- Là theo học với bậc Minh sư; 6- Là làm việc gì quyết cho thành tựu; 7- Là tài trí cao rộng; 8- Là mọi hành vi đều hướng về việc lành; 9- Là giàu sang thì lo làm việc ân đức; 10- Là tạo tác và sửa sang đều phải thận trọng; 11- Là có của phải mở mang sự nghiệp; 12- Là không giao của cải cho con cái nếu chúng còn nhỏ; 13- Là kết bạn với người hiền; 14- Là không quá tin những ai mới vừa quen biết; 15- Là tiền của ở chỗ huyện quan phải đem về đừng để lâu; 16- Là mua bán đổi chác phải thật thà không hề lường gạt; 17- Là dời ở nơi nào phải đến xem trước; 18- Là đến đâu phải biết đó là giàu hay nghèo, quý hay tiện; 19- Là phải giao thiệp thân cận với người lành; 20- Là phải nương vào một thế lực; 21- Là đừng tranh hơn kém với kẻ cường bạo; 22- Là xưa giàu mà nay suy thì có thể mong phục hưng cơ nghiệp; 23- Nếu là bần khổ thì đừng có cao vọng to tát; 24- Là có của quý không nên khoe với người; 25- Là việc bí mật đừng nói cho vợ nghe; 26- Là làm vua phải kính người hiền đức; 27- Là phải ăn ở có hậu, nhứt là với các bậc trung tín; 28- Là nếu thanh liêm, có thể dùng trị nước, hay có thể đứng ra trị nước; 29- Là gặp việc phải lập công to; 30-Là trong công cuộc giáo hóa, lấy sự hiếu thuận làm căn bản; 31- Là phép của ông thầy là quý sự ôn hòa, như thế học trò đủ cung kính; 32- Là thầy có nhiều học trò, phải dạy chúng làm điều trung nghĩa; 33- Là làm thuốc phải có hiệu nghiệm, nghề còn vụng chớ đem ra thi thố; 34- Là đau ốm phải nghe lời thầy thuốc; 35- Là ăn uống phải giữ cho có độ lượng; 36- Là có của ngon vật lạ chia sẻ cho nhau đừng tiếc; 37- Là cho ai hoặc cho ai mượn vật gì phải tự tay mình trao cho họ; 38- Là làm chứng cớ cho người chơn chánh; 39- Là đừng vu oan cho người vô tội; 40- Là can gián sự oán giận và làm cho sự thuận thảo trở về giữa hai người; 41- Là nhẫn nại và xa lánh việc ác; 42- Là đừng phân biệt giàu nghèo mà ở với người; 43- Là lấy sự thuận hòa làm quý; 44- Là theo đạo thì phải giữ giới; 45- Là lấy sự trong sạch làm quý hơn tất cả.

Trong trần thế chỉ có đạo Niết-bàn là cao quý hơn tất cả.

Vì sao ? Vì Niết-bàn là cảnh giới không có sự già nua, bệnh, chết, không đói lạnh, không tai hoạn nước lửa, không oan gia, không trộm cướp, không dục vọng ân ái, không lo buồn hoạn nạn, không tất cả những khổ sở đớn đau. Cảnh giới ấy là diệt độ. Diệt độ không phải là một sự chết, nhưng đấy là sự giải thoát tự tại thôi.

Cảnh giới ấy, hoàn toàn an vui, một niềm vui thanh tịnh vô biên, có thể kiến lập cảnh giới ấy trên trần thế, cho riêng mình và cho chung tất cả muôn loài. Bệ hạ hãy tự lo tự tu, tự tỉnh lấy. Bệ hạ hãy tự thương lấy Bệ hạ.

Hiền Nhân này xin lên đường.

Vua lại hỏi :

– Ngài lên đường, thế không còn răn dạy trẫm điều gì nữa ư ?

* Chỗ đất bị nước mạnh xoáy lở thì dù một trăm năm sau, cũng không nên dựng lấy một cái gì trên ấy. Vì dòng nước sẽ theo thói cũ mà lôi cuốn đi mất tất cả. Người có ác tâm mà bây giờ họ bảo mình là bắt đầu làm lành thì mình quyết không tin vội. Vì tâm ác của họ chưa diệt, họ sẽ trở lại làm việc ác, ta phải nên dè dặt. Người muốn làm việc gì phải làm lần lần, như người đào giếng, đào mãi xuống sâu sẽ có mạch nước. Kẻ trí giả thấy sự nguy hiểm hoặc bất bình giữa cuộc thế, thì hãy ra tay cứu giúp cũng như người có tài bơi lội có thể lội ngang qua dòng nước mạnh.

Nhà vua thưa :

– Lời dạy của Ngài từ trước đến sau trẫm đều ghi nhớ trong lòng và rồi đây tất cả những trang sĩ phu trong nước nghe được, sẽ không một ai là không vui mừng. Việc ác trước kia sẽ dẹp bỏ hết, không ai còn dám nói đến nữa.
**************************



Ngừng một lát vua tiếp :

– Trẫm muốn nghe lời Ngài dạy, và nếu như có người nào khác đến, thì trẫm làm sao biết được người đó là bậc trí ?

Hiền Nhân đáp :

Chỗ vấn đáp của người trí bao giờ cũng khác xa kẻ tầm thường. Không lời nói nào của họ mà không phải là lời lành. Bậc thầy bao giờ cũng chính đáng. Và những đức tánh này chứng tỏ rằng người ấy là bậc trí giả : Nhân từ, mềm mỏng, cẩn thận, chắc thật, ôn hòa nhã nhặn, lời nói hoạt bát và hay hâm mộ các việc lành. Bệ hạ đừng có nghi nan gì nữa.

Nghe lời nói, thấy việc làm của họ, thì biết là tâm và khẩu giống nhau. Xem cách cư xử, vẻ đi đứng của họ mà biết là không giả dối; nghiệm việc họ làm, cách ăn mặc, cách làm lụng cũng dư biết là bậc trí tuệ.

Đàm luận với người trí phải cho vừa ý họ, mà muốn cho vừa ý họ thì thật là khó.

– Trẫm muốn tôn thờ người trí mà đừng làm mất ý họ thì phải làm sao ?

* Kính mà đừng khinh, nghe lời dạy phải làm theo, vì chỗ hiểu biết của người trí rất đúng, bao giờ họ cũng thể theo Chánh đạo và không có tâm tham cầu, lại có thể suy xét rõ được việc quá khứ, hiện tại và vị lai. Tầm mắt của bậc trí giả rất rộng, họ thấy rõ muôn vật trong không gian và thời gian đều chỉ là biến hiện, muôn pháp đều quay về nơi nhứt điểm không tịch bản nhiên.

Kẻ trí giả nhìn thấy rõ ràng đời là một sự biến đổi tang thương; trẻ trung rồi sẽ già nua, cường tráng rồi sẽ suy nhược, có sống thì sẽ có chết; giàu sang như mây nổi, đều là vô thường cả. Cho nên, lúc an ổn phải nghĩ đến khi nguy ngập, khi hưng thạnh thì nghĩ phải đến lúc vô thường, người lành thì kính mến, người ác thì phải lánh xa. Nếu có giận hờn ai thì nên trừ bỏ, đừng vì thế mà gây ác hại người. Nhu hòa mà khó xâm phạm, yếu đuối mà khó thắng.

Người trí như vậy đó, ta không nên khinh thường.

– Trẫm hết sức cung kính tôn sùng người trí, như thế có phước chi chăng ?

* Người trí theo phép Thánh Hiền, thường làm việc nhân từ và ưa dạy dỗ kẻ ngu muội trở nên sáng suốt như họ. Người trị nước thì nên ban bố ân huệ cho kẻ biết làm lành, kẻ tu hành thì lo dẫn dắt mọi người về nơi Chánh đạo; quốc gia có cấp nạn thì cùng nhau đàm luận lo toan; tới lui phải biết thời mới khỏi bị sự nghi ngờ oán trách. Tuy có ân rộng đức lớn với người, nhưng đừng mong cầu người báo đáp; thờ người trí thì được phước và trọn đời không mắc phải tai nạn. Bệ hạ đừng có nghi nan. Pháp chánh trị không nên trái với lý đạo, dạy dân làm lành thì càng ngày càng thêm lợi ích cho nước.

Đứa vua than thở :

– Có ai nữa để cầm Hiền Nhân ở lại giúp ta ? Trời ơi ! Thật lòng trẫm rất sầu thảm, hoảng hốt như kẻ điên cuồng.

Vua bèn rơi lụy khóc lóc, đến trước Hiền Nhân, sám hối cầu xin xá tội.
Hiền Nhân đỡ :

* Ví như người không có tài bơi lội, thì không nên xuống dưới nước sâu, biết người cừu hận với ta, ta cũng không nên hại họ. Đời có thân hậu nhau, rồi có gây gổ nhau; có gây gổ nhau rồi lại xin lỗi nhau; tuy hòa giải khéo lắm, nhưng mà chi bằng trước kia đừng gây gổ là hơn. Nay, người lành mà Bệ hạ không ban thưởng, trở lại nghe gièm siểm.

Hiền Nhân cũng như con chim bay, không nhứt định đậu ở cành nào. Đạo pháp của Hiền Nhân không thể lẫn lộn với lỗi lầm như thế để mất chỗ thanh cao quý giá. Cũng như lửa cháy ngoài đồng trống, những cây gần bên sẽ bị cháy sém, hễ chỗ có nước xoáy là thuyền quay, hễ là độc trùng là hại người. Vì thế Hiền Nhân muốn tùng sự với người trí để khỏi bị ngu hèn quấy nhiễu. Hiền Nhân đã rõ rằng : Cỏ cây mỗi thứ mỗi khác, loài chim muông cũng thế : Bạch hạc thì lông trắng, chim quạ thì lông đen. Nay, Hiền Nhân cũng khác mà ai kia cũng khác, nên Hiền Nhân này không muốn lưu lại đây nữa. Đem cái áo lụa đẹp mặc cho người nhà quê cày ruộng thì thật là vô ích. Vì sao ? Người nhà quê ấy chỉ quen bùn đất, làm gì biết mặc áo lụa đẹp và có mặc cũng chỉ làm hư.

Ở nhân gian có một thứ cây gọi là Phản Lệ. Người chủ trồng nó thì không được ăn trái, còn có kẻ muốn hái trộm thì trái lại sanh ra cho mà hái. Bệ hạ cũng như cây ấy : người giúp nước được an ổn lại hất hủi đuổi xô, còn kẻ nịnh thần gian dối, phá tan việc triều chính lại cầm ở lại cho ăn bổng lộc. Khách ở lâu, chủ nhà sanh nhàm chán, nên Hiền Nhân này phải đi vậy.
Nhà vua kính cẩn thưa :

- Mạng người rất trọng, cúi xin Ngài mở lòng từ nghĩ thương đến. Trẫm nay muốn đem thân mạng tôn thờ Ngài hơn xưa.

* Bệ hạ nói thế, nhưng cũng chưa chắc gì làm được. Ý Hoàng hậu rất độc ác, Hiền Nhân này không nên ở lại làm chi, Hiền Nhân là vị Sa-môn mang bình bát khất thực, tự vui và dứt trừ tham vọng, giữ trọn giới luật của đạo và xa lìa tất cả tội lỗi