4/8/12

Kỹ năng tiền bạc


 Câu hỏi được đặt ra là: Tại sao một số người kiếm nhiều tiền hơn gấp 10 lần so với những người khác ? Họ có làm việc chăm chỉ hơn gấp 10 lần không ? Họ có thông minh hơn gấp 10 lần không ? Dĩ nhiên là không. Điểm mấu chốt là người giàu áp dụng một cách hiệu quả 7 kỹ năng tiền bạc. Bất cứ ai cũng có thể học chúng.

Kỹ năng tiền bạc thứ nhất - Giá trị
   Họ xem giá trị của mỗi tờ 100 ngàn như một hạt giống tiền. Giống như một quả đậu nhỏ chứa đựng sức mạnh để phát triển thành một cây cổ thụ to lớn, mỗi một tờ tiền có sức mạnh trở thành cây tiền to lớn. Người giàu hiểu rằng một đồng tiền mỗi ngày có thể phát triển thành hàng triệu tờ tiền khác. Thế nên họ rất trân trọng từng đồng tiền dùng để chi tiêu.

Kỹ năng tiền bạc thứ hai - Kiếm soát
   Người thành đạt thường mất thêm vài bước mỗi lần họ bỏ tiền ra chi tiêu: (1) Họ mua sắm hàng hóa với giá trị tốt nhất, (2 ) họ đòi hỏi và mong chờ sự chiết khấu, (3) họ xem xét hóa đơn của mình xem có sai xót gì không, (4) họ cân bằng sổ sách của mình đến từng xu, (5) họ lưu thành hồ sơ những hóa đơn. Những hoạt động này chỉ mất thêm ít phút những lại tạo ra sự yên trí về tài chính dài hạn.

Kỹ năng tiền bạc thứ ba - Tiết kiệm
   Người giàu có thích tiết kiệm tiền bạc bằng cách chi tiêu một cách khôn ngoan. Nhưng họ không dừng lại ở đó, họ sẽ tiết kiệm ít nhất 10% những gì họ kiếm được.

Kỹ năng tiền bạc thứ tư - Đầu tư
   Họ luôn có một phương thức đầu tư tiền bạc riêng, số tiền họ tiết kiệm được hàng tháng luôn được tái đầu tư lại bằng các hình thức hoạt động kinh doanh. Số tiền đó sẽ không được bỏ phí, không chỉ là có thêm lãi suất hàng tháng khi gửi ngân hàng mà nó luôn đẻ thêm ra gấp nhiều giá trị như vậy. Bạn hãy tưởng tượng nó như một dòng nước, đơn giản là hãy để dòng tiền không bao giờ ngừng hoạt động.

Kỹ năng tiền bạc thứ năm - Kiếm Tiền
    Họ thường có nhiều dòng thu nhập ngoài công việc của mình, như cổ phiếu , trái phiếu, bất động sản...Mục đích của họ là luôn để đồng tiền sinh sôi.

Kỹ năng tiền bạc thứ sáu - Bảo vệ
   Họ bảo vệ mình bằng những tổ chức hợp pháp khác nhau, mục đích là phòng ngừa sự rủi ro không chỉ cho họ mà cho chính đồng tiền của họ.

Kỹ năng tiền bạc thứ bảy - Chia sẻ
   Tiền bạc nhân lên nhanh nhất khi nó được chia sẻ, luôn khuyến khích gia tài đó tồn tại lâu hơn bạn. Vun trồng những cây tiền bạc mà những người khác sẽ thu hoạch quả ừ đó. Đấy mới là sự phồn vinh thật sự.

Người giàu tin “Tôi tạo ra cuộc đời tôi.”
Người nghèo tin “Cuộc sống toàn những sự việc bất ngờ xảy đến với tôi.”
Nếu muốn tạo ra thịnh vượng, điều quan trọng là bạn phải tin rằng bạn là người cầm lái của cuộc đời mình, đặc biệt là cuộc sống tài chính của bạn. Nếu bạn không tin điều đó, vậy là bạn vốn dĩ đã tin rằng bạn không thể kiểm soát được hoặc kiểm soát rất ít cuộc sống của mình, và do vậy bạn không thể kiểm soát được hoặc kiểm soát rất ít khả năng thành công tài chính của bạn. Đó không phải là một thái độ để giàu có.

Bạn có bao giờ để ý rằng thông thường chỉ những người nghèo mới làm tiêu tan cả gia tài vào trò chơi xổ số không? Họ thành tâm tin rằng sự giàu có sẽ đến với họ nhờ ai đó sẽ đọc tên họ lên sau một cuộc rút thăm. Họ bỏ cả buổi tối thứ bảy để dán mắt vào ti vi, hồi hộp theo dõi buổi xổ số để xem tuần này vận may có “rơi” trúng mình hay không.

Chắc chắn ai cũng muốn trúng số, và những người giàu thỉnh thoảng cũng vẫn chơi cho vui. Nhưng thứ nhất, họ không bao giờ chấp nhận bỏ ra một nửa thu nhập của mình để mua vé số, và thứ hai, việc trúng số không phải là chiến lược làm giàu chủ yếu của họ.

Bạn phải tin rằng bạn là người tạo ra thành công của mình, rằng bạn là người tạo ra sự khốn quẫn của bạn, và rằng bạn là người tạn nên những khó khăn xung quanh tiền bạc và thành công của bạn. Dù với ý thức hay không có ý thức, vẫn chỉ là bạn đã làm nên tất cả những điều đó.

Thay vì chịu trách nhiệm trước những gì diễn ra trong cuộc sống của mình, người nghèo thường chọn cách chơi trò đóng vai làm nạn nhân. Suy nghĩ thiên về coi mình là nạn nhân thường là “khốn khổ thân tôi”. Vậy là cầu được ước thấy, theo Qui luật Sức mạnh của Ý định, đó là tất cả những gì nạn nhân nhận: Họ nhận được sự “khốn khổ”.

Hãy để ý rằng tôi nói họ chơi trò đóng vai làm nạn nhân. Tôi không nói họ là những nạn nhân. Tôi không tin ai đó là nạn nhân. Tôi tin rằng người ta tự nguyện đóng vai nạn nhân bởi vì họ nghĩ điều đó đem lại cho họ cái lợi gì đó. Chúng ta sẽ thảo luận điều đó chi tiết hơn ngay sau đây.
Làm sao bạn biết khi nào thì người ta đóng vai nạn nhân? Thường thì họ sẽ để lại ba đầu mối là những dấu hiệu để nhận biết.

Bây giờ, trước khi chúng ta nói về những đầu mối đó, tôi muốn bạn hiểu rằng tôi hoàn toàn hiểu rõ không có cách cư xử nào liên quan gì với bất kỳ ai đọc cuốn sách này. Nhưng có thể, chỉ là có thể thôi, ban có thể biết ai đó có thể có gì đó liên quan. Và có thể, chỉ là có thể thôi, bạn có thể biết người đó một cách rất gẫn gũi! Dù sao, tôi cũng đề nghị bạn hết sức để ý đến chương này.

Dấu hiệu Nạn nhân số 1: Đổ lỗi
Khi tìm hiểu nguyên nhân tại sao mình không thành công về mặt tài chính, hầu hết nạn nhân đều là chuyên gia trong “trò chơi đổ lỗi.” Đối tượng của trò chơi này là tìm xem có bao nhiêu người và hoàn cảnh để bạn có thể chĩa ngón tay vào mà không phải xem xét đến chính bản thân bạn. Ít ra, điều đó cũng làm những nạn nhân vui thích. Không may là, đó không phải là điều dễ chịu đối với bất kỳ ai khác đang không may mắn ở xung quanh họ. Bởi vì ai càng ở gần nạn nhân càng dễ dàng trở thành mục tiêu đổ lỗi của họ.

Những nạn nhân thường đổ lỗi cho nền kinh tế, họ đổ lỗi cho chính phủ, đổ lỗi cho thị trường chứng khoán, đổ lỗi cho những người môi giới, đổ lỗi cho chủ, cho người làm thuê của họ, cho quản lý, cho trưởng phòng, cho người đứng trên hay dưới mạng lưới của họ, cho dịch vụ khách hàng, cho phòng vận chuyển, cho đối tác, cho bạn đời, họ đổ lỗi cả Chúa, và tất nhiên họ luôn luôn đổ lỗi cho cha mẹ mình. Bao giờ cũng là ai đó khác hay cái gì đó khác có lỗi. Thế nhưng, vấn đề lại không nằm ở bất cứ sự việc, hiện tượng hoàn cảnh hay con người nào khác, mà là ở chính họ.

Dấu hiệu Nạn nhân số 2: Bao biện
Nếu những nạn nhân không đổ lỗi thì bạn sẽ thấy họ là người hay bao biện hoặc lý giải tình huống của mình bằng những lời như: “Với tôi, tiền không phải là thực sự quan trọng”. Tôi chỉ muốn hỏi bạn câu này: Nếu bạn nói rằng chồng bạn hay vợ bạn, bạn trai hay bạn gái của bạn, đối tác của bạn hay bạn bè bạn không quan trọng với bạn, liệu bất cứ ai trong những người đó sẽ ở được bên bạn lâu dài không? Tôi không tin là có, và với tiền bạc cũng như vậy!

Tại một hội thảo nóng của tôi, một số người tham dự thường lên chỗ tôi và nói: “Anh biết không, Harv, tiền bạc thực sự không quan trọng đến thế”. Tôi nhìn thẳng vào mắt họ và nói, “Bạn vừa bị khánh kiệt! Đúng không?” Họ thường nhìn xuống chân mình và yếu ớt trả lời bằng những gì đó như “Vâng, hiện thì tôi đang có một số thử thách tài chính, nhưng…” Tôi ngắt lời, “Không, đó không phải chỉ hiện nay, mà luôn luôn như thế; bạn luôn luôn túng quẫn hoặc gần như vậy, đúng thế và chỉ có đúng là thế, phải không?” Đến điểm đó thường họ gật đầu đồng ý và rất đáng thương trở về chỗ của họ, sẵn sàng nghe để học, vì cuối cùng họ hiểu ra rằng chỉ một niềm tin sai lầm đó của họ đã ảnh hưởng quyết định và nặng nề lên cuộc sống của họ biết bao.

Tất nhiên là họ bị phá sản. Liệu bạn có mua một chiếc xe nếu nó không thực sự quan trọng đối với bạn? Tất nhiên là không. Liệu bạn có mua một đồ vật quý giá nếu bạn khẳng định là nó không quan trọng với bạn? Tất nhiên không. Cũng như thế, nếu bạn không nghĩ tiền bạc là quan trọng, đơn giản sẽ không bao giờ bạn có chút tiền nào cả.

Bạn có thể làm lóe mắt bạn bè mình bằng quan niệm đó. Hãy hình dung bạn đang nói chuyện với người bạn và người đó bảo: “Tiền bạc không quan trọng”. Hãy đặt tay lên trán bạn/ và nhìn thẳng lên như là bạn đang nhận thông điệp từ thiên đàng, và tuyên bố: “Anh đang túng quẫn!” Điều đó sẽ làm người bạn của bạn bị sốc và hỏi lại không hoài nghi gì: “Làm sao anh biết?” Rồi bạn sẽ vặn chặt cánh tay hay bàn tay mình và trả lời, “Thế anh còn muốn biết gì nữa? Đây sẽ là năm mươi-năm mươi nhé, xin mời!”

Để tôi giải thích một cách thô sơ: Bất kỳ ai nói tiền bạc không quan trọng đều không có xu nào! Người giàu luôn hiểu được tầm quan trọng của tiền bạc và vị trí của nó trong xã hội. Mặt khác, người nghèo lại xác nhận cho sự vô lý và bất lực trong tài chính của mình bằng cách viện dẫn những phép so sánh khập khiễng. Họ sẽ nói, “Vâng, tiền không quan trọng như tình yêu”. Nào, sự so sánh này có mù mờ không? Cái gì quan trọng hơn, tay bạn hay chân bạn? Có thể cả hai đều quan trọng.

Vì thế, tôi muốn nhấn mạnh với bạn một lần nữa rằng tiền bạc là thứ cực kỳ quan trọng trong những lĩnh vực mà nó phát huy tác dụng, và ngược lại, nó sẽ chẳng đóng vai trò gì trong những lĩnh vực nó không có tác dụng. Mặc dù tình yêu có thể làm cho thế giới này rung chuyển, nhưng chắc chắn tình yêu không thể nào trả tiền để xây dựng nhà cửa, bệnh viện, nhà thờ, trường học hay nhà ở. Và tình yêu cũng không nuôi sống con người.

Trích: Bí quyết làm giàu của T.Hary Eke



Quy tắc Thịnh vượng số 2:
Nếu bạn muốn thay đổi hoa trái, bạn phải thay đổi gốc rễ trước đã.
Nếu bạn muốn thay đổi cái hữu hình, trước hết bạn phải thay đổi
cái vô hình.

 - Tất nhiên, một số người nói rằng nhìn thấy mới tin tưởng được. Câu hỏi tôi dành cho những người đó là “Tại sao bạn phải trả hóa đơn tiền điện?” Mặc dù bạn không thể nhìn thấy điện năng, bạn có thể nhận ra và sử dụng năng lượng của nó. Nếu bạn còn nghi nghờ sự tồn tại của nó, hãy gí ngón tay bạn vào ổ cắm điện, và tôi sẽ đảm bảo rằng sự hoài nghi của bạn sẽ biến mất ngay.

Theo kinh nghiệm của tôi, điều bạn không nhìn thấy trong thế giới này có sức mạnh lớn hơn nhiều bất kỳ điều gì bạn có thể nhìn thấy. Bạn có thể đồng ý hay không với câu tuyên bố này, nhưng liên quan đến những gì bạn làm, đừng quên áp dụng nguyên tắc này trong cuộc sống của bạn, nếu không bạn sẽ bị tổn hại. Tại sao? Bởi vì bạn đi ngược với qui luật của tự nhiên, nơi những gì dưới mặt đất tạo ra những gì trên mặt đất, nơi những gì vô hình tạo nên những cái hữu hình.

Là con người, chúng ta là một phần của tự nhiên, không phải trên nó. Hệ quả là, khi chúng ta tuân theo quy luật của tự nhiên và tập trung vào gốc rễ – thế giới tinh thần bên trong chúng ta – cuộc sống của chúng ta sẽ trôi chảy, hòa thuận. Khi chúng ta không theo qui luật tự nhiên, cuộc sống sẽ có lắm thác ghềnh.

Trong mỗi cánh rừng, mỗi trang trại, mỗi khu vườn trên trái đất, cái bên dưới nền đất đều tạo ra cái bên trên. Đó là lý do tại sao tập trung chú ý của bạn vào hoa trái là vô ích. Bạn không thể thay đổi hoa trái đã đơm kết trên cây. Tuy nhiên, bạn có thể thay đổi hoa trái của ngày mai. Nhưng để làm điều đó, bạn phải đào xuống dưới đất và làm khỏe bộ rễ.
Bốn Cung – BỐN THẾ GIỚI
của Con người
Thế giới
MENTAL – TÂM LINH
Thế giới
EMOTION – CẢM XÚC
Thế giới
SPIRITUAL – TINH THẦN
Thế giới
PHISICAL – VẬT CHẤT

Một trong những điều quan trọng nhất bạn cần biết là chúng ta không chỉ sống trong thế giới thực tại này. Chúng ta hiện đang sống trong ít nhất bốn thế giới khác nhau cùng một lúc, đó là: thế giới Vật chất, thế giới Tinh thần, thế giới Cảm xúc và thế giới Tâm linh.

Tuy nhiên, có rất ít người nhận ra rằng thế giới vật chất chỉ là hệ quả, là dấu vết của ba thế giới còn lại.
Ví dụ, giả thiết bạn vừa viết một lá thư trên máy tính của mình. Bạn nhấn vào phím in và lá thư sẽ chạy ra khỏi máy in của bạn. Bạn nhìn vào bản in và phát hiện một lỗi đánh máy. Thế là bạn vớ lấy cục tẩy và xóa nó trên tờ giấy. Sau đó bạn nhấn phím in một lần nữa và lại xuất hiện lỗi đánh máy cũ.

Lạ quá, sao lại có thể như thế này được chứ? Bạn vừa tẩy nó đi rồi mà! Lần này bạn lấy một cục tẩy lớn hơn rồi chà sát mạnh hơn và lâu hơn. Bạn lại nhấn phím in và lại xuất hiện một lần nữa! Bạn thốt lên vì sững sờ pha lẫn kinh ngạc “có chuyện gì thế này? Hay là mình bị hoa mắt?”.

“Chuyện” ở đây là bạn không thể thật sự thay đổi vấn đề nếu chỉ sửa chữa “sản phẩm in ra” tức là thế giới vật chất; mà bạn chỉ có thể thay đổi “chương trình in”, tức là thế giới tâm linh, cảm xúc và tinh thần.
Tiền bạc là kết quả, của cải là kết quả, sức khỏe là kết quả, bệnh tật là kết quả đến cân nặng cũng là kết quả của chế độ dinh dưỡng và lối sống của bạn. Chúng ta sống trong một thế giới nhân quả.

Trích: Bí quyết làm giàu của T.Hary Eke
Tiền bạc là kết quả, của cải là kết quả, sức khỏe là kết quả, bệnh tật là kết quả đến cân nặng cũng là kết quả của chế độ dinh dưỡng và lối sống của bạn. Chúng ta sống trong một thế giới nhân quả.

Bạn đã từng nghe ai đó nói không có tiền là một vấn đề? Giờ bạn hãy nghe: Không có tiền không phải và không bao giờ là vấn đề cả! Việc không có tiền chỉ là dấu hiệu, triệu chứng của điều gì đó đã xảy ra bên dưới hiện tượng đó.
Không có tiền là hiệu quả, nhưng cái gì là nguyên nhân gốc rễ? Nó nhắc lại điều đó: cách duy nhất để thay đổi thể giới bên ngoài là thay đổi thế giới bên trong.
Dù những thành quả mà bạn gặt hái được có thế nào đi chăng nữa, dù nhiều hay ít, tốt hay xấu, tích cực hay tiêu cực, thì bạn hãy luôn nhớ rằng thế giới bên ngoài chỉ là một hình ảnh phản chiếu của thế giới bên trongNếu cuộc sống bên ngoài của bạn không suôn sẻ thì đó chính là do cuộc sống nội tâm của bạn chưa được suôn sẻ, chỉ đơn giản vậy.

Lời tuyên bố: Công cụ bí mật đầy sức mạnh để thay đổi
Trong các khóa học chúng tôi sử dụng các kỹ thuật phối hợp cho phép bạn học nhanh hơn và nhớ nhiều hơn những điều được học. Chìa khóa là sự “tham gia”. Cách tiếp cận của chúng tôi dựa theo câu nói xưa: “Những gì bạn nghe thấy, bạn sẽ quên; những gì bạn nhìn thấy, bạn sẽ nhớ; những gì bạn làm, bạn sẽ hiểu”.
Vì vậy tôi yêu cầu bạn mỗi lần bạn đọc đến cuối mỗi Qui tắc Thịnh vượng cơ bản của cuốn sách, hãy đưa tay lên ngực trái, rồi nói một lời tuyên bố, rồi chỉ lên đầu bạn bằng ngón tay trỏ và thực hiện một tuyên bố khác. Lời tuyên bố gì? Đó chỉ là một sự khẳng định tích cực và chính thức một việc mà bạn sẽ thực hiện, một cách mạnh mẽ, rõ rang và kiên quyết.

Tại sao những lời tuyên bố là công cụ giá trị như vậy? Bởi vì tất cả được tạo ra bởi một thứ: năng lượng. Toàn bộ năng lượng luôn chuyển động theo những tần suất và dao động. Vì vậy, mỗi tuyên bố bạn thực hiện đều mang theo tần số dao động của nó. Khi bạn nói to lên lời tuyên bố, năng lượng sẽ rung động qua khắp từng tế bào cơ thể bạn, và vì cơ thể bạn bị tác động, lúc đó bạn có thể cảm thấy sự cộng hưởng đặc biệt của nó. Những tuyên bố không chỉ gửi những thông điệp đặc biệt vào vũ trụ, chúng còn gửi một thông điệp mạnh mẽ vào tiềm thức của bạn.

Sự khác biệt giữa lời tuyên bố với lời khẳng định khá nhỏ, nhưng rất mạnh mẽ. Định nghĩa của lời khẳng định là “một sự tuyên bố tích cực giả định rằng mục tiêu bạn muốn đạt được đã xảy ra”. Định nghĩa của lời tuyên bố là “một sự khẳng định chính thức” một quyết tâm thực hiện một hay hàng loạt hành động để đạt được một tình trạng thay đổi nào đó”.

Một lời khẳng định nói rằng mục tiêu đã được thực hiện. Tôi không điên khùng đến mức cứ thường xuyên khẳng định những điều chưa có thực, có một tiếng nói cứ thì thầm nhắc tôi trong đầu: “Điều đó không thật, điều đó là bịa”.

Mặt khác, một lời tuyên bố không nói điều gì không có thật, nó chỉ nói rằng chúng ta có ý định làm một việc gì đó hay là một điều gì đó. Đó là vị trí mà tiếng nói thì thầm trong ta có thể ủng hộ ta, bởi vì chúng ta không bắt đầu làm điều đó ngay bây giờ, mà đó là một dự định của ta cho tương lai.
Lời tuyên bố, theo định nghĩa, cũng là chính thức. Đó là một cam kết chính thức của năng lượng gửi vào vũ trụ và thông suốt qua cơ thể bạn.

Một từ khác quan trọng trong định nghĩa trên là hành động. Bạn phải thực hiện mọi hành động cần thiết để làm cho dự định của bạn thành hiện thực.

Tôi khuyên rằng bạn thực hiện lời tuyên bố một cách mạnh mẽ hàng ngày vào mỗi buổi sáng và buối tối. Thực hiện tuyên bố khi nhìn vào gương sẽ làm cho việc này càng hiệu quả hơn.

Bây giờ tôi phải thú thực rằng khi lần đầu nghe được những điều trên tôi đã nói: “Không đời nào! Cái kiểu tuyên bố này với tôi thật là ngớ ngẩn”. Nhưng bởi vì tôi là kẻ tay trắng khi đó, nên tôi đã quyết, “Cũng chẳng sao cả, nó không có thể hại gì”, và đã bắt đầu thực hiện chúng. Bây giờ tôi đã giàu có, và không có gì là bất ngờ nữa khi tôi tin rằng những lời tuyên bố đã rất hiệu quả.

Nói cách khác, tôi thà rằng mình là kẻ rất ngớ ngẩn và rất giàu có hơn là người rất tỉnh táo và không có gì cả. Còn bạn thì sao?

Lời tuyên bố:
“Thế giới nội tâm của tôi tạo ra thế giới bên ngoài của tôi.”
Rồi đưa tay chạm lên đầu và nói:
“Tôi có Tư Duy Triệu Phú”.
Trích: Bí quyết làm giàu của T.Hary Eker


 Bạn muốn làm giàu nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu, hãy học một vài phương pháp làm giàu, điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian, năng lượng và tiền bạc cho bạn. Nếu không có phương pháp, hầu như không thể thành công. Dưới đây là một vài các phương pháp kiếm được hàng triệu đô la đã được chứng minh.

1. Không tiền mặt.
Không nhất thiết là không có tiền mặt, chỉ là không phải tiền mặt của bạn. Như quyển sách kinh điển của Robert Allen, Nothing Down đã nói, có hàng tá phương pháp để mua bất động sản với rất ít tiền mặt hoặc không có tiền mặt. Các bậc thầy kinh doanh của mọi thời đại là các bậc thầy của việc " không sử dụng tiền mặt sáng tạo ". Nhà tỉ phú Andrew Carnegie vĩ đại đã mua nhiều trong số những doanh nghiệp lớn của mình mà không cần dùng tiền mặt. Ngay cả việc khám phá ra châu Mỹ cũng là một thỏa thuận không tiền mặt, Comlumbus đã mượn tiền mà ông ta cần từ đức vua và hoàng hậu Tây Ban Nha. Bạn có thể học cách làm như thế, tất nhiên nó không dễ dàng chút nào.

2. Không rủi ro.
Nếu không có nhiều tiền riêng của mình trong vụ giao dịch, bạn giảm thiểu đáng kể rủi ro của mình. Càng thành công bạn càng sợ những rủi ro. Bạn sẽ bảo vệ các tài sản của mình. Bạn sẽ học cách sử dụng các công ty và học những thực thể pháp lý khác để giảm bớt trách nhiệm pháp lý của mình. Mục tiêu là không rủi ro.

3. Không tốn thời gian.
Khi dự án của bạn đang mạnh lên và đang vận hành, nó nên hoạt động một cách tự động. Cũng giống như khi bạn viết một cuốn sách, mục tiêu của bạn là viết nó và đưa nó tự động đến với bạn đọc càng nhanh càng tốt. Sau đó bạn có thể tập trung vào dự án hay nhiệm vụ kế tiếp. Bạn nên tập trung tư duy và năng lực sáng tạo để thiết kế một phương pháp tự duy trì. Mục tiêu cuối cùng là dòng tiền  phát triển liên tục mà hầu như không cần sự đầu tư vào thời gian.

4. Không quản lý.
Việc quản lý là một danh sách "phải làm" vô tận, thu hút thời gian của bạn. Mục tiêu là sàng lọc giao phó nỗ lực công việc của bạn. Hãy thực hiện công việc từ tư duy giỏi nhất và cao nhất của bạn, Kích thích bạn như một người lãnh đạo cao nhất hoàn thành với tất cả nguồn lực, tài năng, mối liên kết và tiền bạc có thể sử dụng để nhận những mong ước của bạn.

5. Không năng lượng.
Cuộc sống là năng lượng, Năng lượng được đầu tư là cuộc sống của bạn. Bạn muốn số lãi lớn nhất có thể trên từng đơn vị năng lượng được đầu tư.  Nếu được đầu tư tốt nó sẽ mang lại cho bạn khoản lãi to lớn.

Bạn muốn những mức lợi nhuận cao cho công việc tư duy cao và hoạt động tích cực của mình. Hiếm khi có người nghĩ đến những khái niệm hết sức quan trọng trên đới với tương lai riêng hay vận may của mình. Mỗi đại gia kinh doanh đã thực hiện việc tư duy này và họ đều rất thành công