4/26/12

17 SƯ KHÁC BIỆT TƯ DUY GIÀU NGHÈO ( !0-17)



Suy nghĩ Thịnh vượng số 11


Người giàu chọn được trả công theo kết quả
Người nghèo chọn được trả công theo thời gian
Bạn đã từng nghe lời khuyên này: “Hãy đến trường, gìành điểm cao, kiếm công việc tốt, kiếm đồng lương ổn định, hãy chăm chỉ, làm việc cố gắng, … và bạn sẽ sống hạnh phúc mãi mãi?” Tôi không biết bạn nghĩ sao, chứ tôi thì muốn nhìn thấy cam kết viết trên giấy cho điều đó. Thật không may, lời khuyên thông thái đó đến một cách bí mật từ Chuyện Cổ tích, Tập I, ngay sau các chuyện đọc để đánh răng cho trẻ trước giờ ngủ.
Tôi không bận tâm việc phản đối tuyên bố đó. Bạn có thể làm việc đó cho mình bằng cách kiểm tra kinh nghiệm bản thân và cuộc sống của tất cả mọi người xung quanh bạn. Điều tôi muốn tranh luận là ý tưởng đằng sau khái niệm “lương ổn định”. Không có gì không ổn với việc có được lương ổn định, trừ khi điều đó gây cản trở khả năng để bạn có thu nhập theo những gì bạn xứng đáng. Sự cản trở là ở đó. Và thường là như vậy.

Qui tắc Thịnh vượng số 27:
Không có gì không ổn với việc có được lương ổn định, trừ khi điều đó gây cản trở khả năng để bạn có thu nhập theo những gì bạn xứng đáng. Sự cản trở là ở đó. Và thường là như vậy.
Người nghèo muốn được trả lương ổn định hoặc tiền công theo giờ. Họ cần sự an toàn khi biết một số tiền chính xác sẽ đến vào một thời điểm chính xác, hàng tháng, hàng tháng. Điều họ không nhận ra là sự an toàn đó có giá, và cái giá phải trả là sự giàu có.
Sống dựa trên sự an toàn là sống dựa trên nỗi sợ hãi. Điều thực sự bạn đang nói là “Tôi sợ rằng tôi sẽ không đủ khả năng kiếm đủ tiền dựa trên kết quả của tôi. Nên sẽ chấp nhận mức thu nhập vừa đủ sống sót hay để thoải mái.”
Người giàu thích chọn được trả tiền dựa trên kết quả họ đạt được, nếu không phải tất cả thì ít nhất là một phần. Người giàu thường có kinh doanh của chính họ trong một dạng nào đó. Họ làm ra thu nhập của mình từ lợi nhuận của những việc kinh doanh đó. Người giàu làm việc vì hoa hồng hay tỷ lệ phần trăm của doanh thu. Người giàu chọn chứng khoán và phân chia lợi nhuận thay cho lương cao hơn. Hãy để ý rằng không có sự bảo đảm cho bất kỳ dạng thu nhập nào nêu trên. Như đã khẳng định trước đó, trong thế giới tài chính, sự tưởng thưởng thường tỷ lệ thuận với sự rủi ro.
Người giàu tin tưởng vào bản thân mình. Họ tin vào giá trị của họ và vào khả năng đem lại giá trị đó của họ. Người nghèo thì không. Đó là lý do tại sao họ cần sự bảo đảm.
Mới đây, tôi giao dịch với một nhà tư vấn về quan hệ công chúng, người này muốn tôi trả phí dịch vụ cho cô ta 4,000 đôla một tháng. Tôi hỏi cô ta tôi sẽ nhận được gì để đổi lấy 4,000 đôla của mình. Cô ta trả lời rằng tôi sễ thấy ít nhất 20,000 đôla tổng lợi nhuận hàng tháng trên các phương tiện đại chúng. Tôi nói, “Sẽ thế nào nếu cô không đem lại những kết quả đó hay bất cứ thứ gì khác gần như thế? Cô trả lời rằng cô ta vẫn sẽ tính phí theo thời gian, bởi vì cô xứng đáng được trả.
Tôi đáp: “Tôi không thích việc trả theo thời gian của cô. Tôi thích việc trả theo kết quả cụ thể, và nếu bạn không đem lại kết quả, tại sao tôi vẫn trả cô? Mặt khác, nếu cô mang lại kết quả thậm chí tuyệt vời hơn, cô đáng được trả nhiều hơn. Tôi đề nghị thế này: Tôi sẽ trả cô năm mươi phần trăm những giá trị thông tin cô đem lại. Theo con số của cô, đó sẽ có nghĩa là trả cô mười nghìn đôla một tháng, cao hơn gấp đôi mức phí của cô.
Cô ta có theo cách đó? Không! Cô ấy đang túng quẫn? Vâng! Và cô ta sẽ cứ thế suốt cuộc đời còn lại, cho tới khi cô ta nhận ra rằng để làm giàu bạn cần phải được trả dựa theo kết quả.
Người nghèo trao đổi thời gian của họ lấy tiền bạc. Vấn đề của chiến lược này là thời gian của bạn có hạn. Điều đó có nghĩa rằng bạn sẽ luôn kết thúc với việc vi phạm Định luật Thịnh vượng số Một phát biểu rằng: “Không bao giờ được có giới hạn trần cho thu nhập của bạn.” Nếu bạn chọn được trả theo thời gian của bạn, bạn dường như đã giết cơ hội đến thịnh vượng của mình.
Định luật này cũng áp dụng cho kinh doanh dịch vụ cá nhân, nơi mà bạn nói chung thường được trả theo thời gian. Đó là lý do tại sao các luật sư, kế toán viên, các nhà tư vấn – những người còn chưa là đối tác của chủ hang, và vì thế chưa được chia lợi tức của hãng – có thu nhập cao nhất cũng chỉ kha khá một chút.
Giả sử bạn đang kinh doanh bút bi và bạn nhận được đơn hàng cho năm mươi nghìn chiếc bút. Nếu trong trường hợp đó bạn sẽ làm gì? Đơn giản là bạn sẽ gọi nhà cung cấp, đặt mua năm mươi nghìn chiếc bút, bán chúng đi, và sung sướng tính toàn lời lãi của mình. Mặt khác, giả sử bạn là nhân viên mát xa và bạn thật may mắn có năm mươi nghìn người xếp hàng bên ngoài cửa phòng bạn, tất cả đều muốn được bạn mát xa. Bạn sẽ làm gì? Bạn sẽ giết chính mình vì đã không kinh doanh bút bi! Bạn có thể làm gì nữa? Hãy thử cố giải thích cho người cuối cùng trong hàng rằng người đó sẽ phải đến “muộn một chút”, và cuộc hẹn với họ sẽ là Thứ ba, 3 giờ 15’, bốn thập kỷ sau!
Tôi không muốn nói rằng có bất cứ điều gì đó không ổn trong kinh doanh dịch vụ cá nhân. Chỉ đừng có kỳ vọng làm giàu nhanh chóng trừ khi bạn sáng tạo ra phương cách để nhân đôi hay nhân bản chính bản thân bạn lên nhiều lần.
Tại các khóa học, tôi thường gặp những người có lương tháng hay tuần và họ thường than phiền với tôi rằng họ không được trả đúng theo giá trị của mình. Trả lời của tôi là “Theo quan điểm của ai? Tôi tin chắc rằng sếp của bạn nghĩ rằng bạn được trả công bằng. Tại sao bạn không từ chối nhận lương tháng đơn điệu và yêu cầu được trả dựa trên toàn phần hay từng phần hiệu quả của bạn? Ồ, nếu điều đó là không thể, sao bạn không làm việc cho chính bạn? Khi đó bạn sẽ biết rằng bạn sẽ có thu nhập chính xác bằng giá trị của bạn.” Bằng cách nào đó, lời khuyên này có vẻ không khuyên giải được những người đó. Thường là họ hoảng sợ với việc kiểm tra giá trị thực của họ trên thị trường.
Nỗi sợ của phần lớn mọi người về việc được trả theo kết quả thường chỉ là nỗi sợ xâm phạm vào một trong các điều kiện từ tiềm thức quá khứ của họ. Theo kinh nghiệm của tôi, phần lớn trong những người bị kẹt vào “vết xe đổ” thu nhập ổn định có định hình suy nghĩ trong quá khứ rằng đó là cách “bình thường” để được trả cho công việc của họ.
Bạn không thể đổ lỗi cho cha mẹ mình. (Tôi đoán bạn có thể nếu bạn là một “nạn nhân” tốt). Phần lớn bậc cha mẹ thường quá lo lắng bảo vệ con cái, nên rất tự nhiên cho họ việc họ muốn con cái có điều kiện an toàn. Như bạn có lẽ đã hiểu ra, bất cứ công việc nào mà không được trả lương ổn định thường dẫn đến những phản ứng nổi tiếng và đặc trưng của cha mẹ: “Bao giờ con sẽ có một công việc thực sự?”
Tôi còn nhớ, khi mẹ tôi hỏi tôi câu đó, ơn trời – câu trả lời của tôi là: “Con hy vọng là không bao giờ!” Mẹ tôi đã vô cùng thất vọng. Tuy nhiên, cha tôi thì nói: “Chúa phù hộ con. Con sẽ không bao giờ giàu lên được chỉ bằng tiền lương do làm cho người khác. Nếu con muốn đi tìm việc, hãy chắc chắn con được trả theo phần trăm. Nếu không, hãy làm việc cho chính con!”

Qui tắc Thịnh vượng sô 28:
Không bao giờ được có giới hạn trần cho thu nhập của bạn.

Tôi cũng khích lệ bạn làm việc cho bản thân. Hãy bắt đầu việc kinh doanh của chính bạn, làm việc trả theo hoa hồng hay theo phần trăm doanh thu hay lợi tức của công ty, hoặc kinh doanh chứng khoán. Dù công cụ của bạn là gì, hãy chắc chắn bạn tạo ra tình huống để cho phép bạn được trả dựa trên kết quả của bạn.
Cá nhân tôi, tôi tin vào việc tất cả mọi người đều có thể có công việc kinh doanh riêng, đó có thể là toàn thời gian hay bán thời gian. Lý do đầu tiên là tuyệt đại đa số triệu phú đã trở nên giàu có bằng cách làm việc trong chính doanh nghiệp của họ.
Thứ hai, sẽ cực kỳ khó tạo nên thịnh vượng khi người thu thuế sẽ lấy đi một nửa từ tất cả những gì bạn kiếm được. Khi bạn sở hữu một doanh nghiệp, bạn có thể tiết kiệm cả gia tài bằng cách đưa vào khoản tránh thuế một phần lớn chi phí của bạn như xe của bạn, du lịch, đào tạo, thậm chí cả nhà của bạn nữa. Chỉ với một lý do đó thôi đã đáng giá để bạn có doanh nghiệp của bạn rồi.
Nếu bạn không có ý tưởng kinh doanh tuyệt vời, đừng lo: bạn có thể dùng ý tưởng của người khác. Thứ nhất, bạn có thể trở thành người bán hàng theo hoa hồng. Bán hàng là một trong những nghề được trả cao nhất trên thế giới. Nếu bạn giỏi, bạn có thể thu nhập cả cơ nghiệp. Thứ hai, bạn có thể tham gia công ty tiếp thị theo mạng. Có hàng chục những công ty tuyệt vời, và họ có sẵn tất cả những sản phẩm và hệ thống bạn cần để bắt đầu ngay lập tức. Với một số tiền nhỏ bạn có thể trở thành nhà phân phối và có tất cả những lợi ích của việc sở hữu một doanh nghiệp với rất ít những rắc rối hành chính.
Nếu điều đó là phù hợp với bạn, tiếp thị theo mạng có thể là công cụ thuốc nổ cho thịnh vượng. Nhưng, và đây là một nhưng lớn, đừng bao giờ nghĩ dù chỉ một phút rằng bạn sẽ có tất cả miễn phí. Tiếp thị theo mạng sẽ chỉ hiệu quả nếu bạn làm việc hiệu quả. Nó sẽ đòi hỏi đào tạo, thời gian và năng lượng để thành công. Nhưng nếu bạn thành công, thu nhập sẽ trong khoảng 20,000 đến 50,000 đôla mỗi tháng – vâng, mỗi tháng – không phải là hiếm. Trong mọi trường hợp, chỉ đăng ký và trở thành nhà phân phối bán thời gian sẽ cho bạn một vài lợi thế tuyệt vời về thuế, và ai biết, có thể bạn sẽ thích sản phẩm đến nỗi sẽ chào cho người khác và cuối cùng là bạn sẽ kiếm được thu nhập khá để bật lên.
Khả năng khác cho bạn là trao đổi công việc lấy vị trí hợp đồng. Nếu ông chủ của bạn đồng ý, họ sẽ thuê công ty của bạn thay vì thuê bạn để làm chính những công việc bạn đang làm hiện giờ. Cần phải thực hiện một vài thủ tục pháp lý, nhưng trong phần lớn trường hợp, nếu bạn thêm vào mình một hay hai khách hàng nữa, thậm chí bán thời gian, bạn có thể được trả như một chủ doanh nghiệp thay vì như một người làm thuê và hưởng các điều khoản miễn giảm thuế dành cho chủ doanh nghiệp. Ai mà biết được, những khách hàng bán thời gian của bạn có thể trở thành khách hàng toàn thời gian, những người có thể sẽ đem lại cho bạn những cơ hội để nhân bội bản thân bạn, phải thuê thêm người khác mới làm hết những công việc đó. Và khi đó thực tế là bạn sẽ phải điều hành công việc kinh doanh hoàn chỉnh của mình.
Bạn có thể nghĩ, “Chủ của tôi sẽ không bao giờ đồng ý như thế.” Bạn đừng quá chắc chắn về điều đó. Bạn phải hiểu rằng, Công ty phải chịu rất nhiều chi phí để có một nhân viên. Họ không phải chỉ trả lương, họ còn phải trả một khoản tiền không nhỏ thêm vào đó cho chính phủ, thường là vào khoảng 25 phần trăm hoặc hơn nữa so với những gì nhân viên nhận được. Cộng vào đó là các chi phí như phần thưởng trọn gói mà nhân viên thường nhận, và bạn sẽ có lẽ tiết kiệm được 50 phần trăm cho công ty vì đã thuê bạn như một nhà tư vấn độc lập. Tất nhiên, bạn sẽ không được hưởng nhiều quyền lợi bạn có khi là một nhân viên, nhưng chỉ riêng việc bạn tiết kiệm chi phí thuế không thôi, bạn có thể mua được những thứ tốt nhất bạn cần trong đời.
Cuối cùng, cách duy nhất để có thu nhập thực sự xứng đáng giá trị của bạn là hãy chọn được trả theo kết quả công việc của bạn. Một lần nữa, điều cha tôi đã nói là đúng nhất: “Bạn sẽ không bao giờ trở nên giàu có được chỉ bằng việc làm cho ai đó để ăn lương. Nếu bạn phải có một việc làm, hãy đảm bảo bạn được trả theo phần trăm. Bằng không, hãy làm việc cho chính mình!”
Hiện nay, đó vẫn là lời khuyên thông thái!
Lời tuyên bố: Hãy đặt tay lên ngực bạn và nói:
“Tôi chọn được trả dựa trên kết quả của tôi.”
Hãy đặt tay lên trán bạn và nói:
“Tôi có Tư Duy Triệu Phú!”
Những hành động của Tư Duy Triệu Phú:
1. Nếu hiện nay bạn đang có việc làm trả theo giờ hay lương tháng, hãy nghĩ ra và đề xuất với ông chủ kế hoạch khoán cho bạn sao cho bạn có thể được trả ít nhất một phần dựa trên kết quả của riêng bạn cũng như kết quả của công ty bạn.
Nếu bạn có doanh nghiệp riêng, hãy tạo ra kế hoạch khoán sao cho nhân viên của bạn, thậm chí các nhà cung cấp chính của bạn sẽ được trả dựa chủ yếu trên kết quả của họ và kết quả của doanh nghiệp của bạn.
Hãy đưa các kế hoạch đó vào hành động ngay lập tức.
2. Nếu hiện nay bạn đang làm việc và không được trả tương xứng với giá trị của bạn dựa trên những kết quả bạn đang mang lại, hãy cân nhắc việc bắt đầu công việc riêng của chính bạn. Bạn có thể bắt đầu nó bán thời gian. Bạn có thể dễ dàng tham gia công ty kinh doanh theo mạng hay trở thành huấn luyện viên, đào tạo người khác những gì bạn biết, hoặc đề nghĩ cung cấp dịch vụ tư vấn độc lập của bạn cho công ty bạn đang làm việc, nhưng lần này bạn phải được trả theo thể hiện và kết quả thực tế thay vì chỉ dựa trên thời gian của bạn.
——————————-
Câu chuyện thành công của Sean Nita
Harv thân mến,
Tôi không thể nói hết được chúng tôi phải biết ơn thế nào vì đã được giới thiệu đến khóa học MMI của anh bởi một số người bạn của vợ tôi. Khi đó tôi vừa bị cắt giảm 10,000 đôla tiền lương. Chúng tôi đang rất hoảng sợ và lo lắng tìm kiếm những cơ hội để bù đắp, nếu không thì chúng tôi sẽ không bao giờ vượt lên được nữa.
Trong khóa học Millionaire Mind Intensive chúng tôi đã học được những công cụ giúp chúng tôi tạo ra tự do tài chính. Một khi chúng tôi đưa những công cụ đó vào đúng chỗ, những điều kỳ diệu đã bắt đầu xảy ra. Chúng tôi đã có thẻ mua năm ngôi nhà trong vòng một năm sau. Tất cả với mức lời thấp nhất là 18,000 đôla mỗi cái. Ngôi nhà thứ năm có mức lãi 300,000 đôla, gấp sáu lần mức lương trước đây của tôi! Tôi đã có thể thôi việc sau mười bốn năm và trở thành nhà đầu tư bất động sản toàn thời gian, cho phép tôi có nhiều thời gian cho gia đình và bạn bè.
Phương pháp dạy của bạn trong từng nhóm cấp độ là một chìa khóa tuyệt vời cho thành công của chúng tôi. Tôi không thể chờ xem những gì đang chờ đón phía trước! Tôi chỉ ước sao mình đã học những cái đó khi tôi ở tuối hai mươi.
Cảm ơn.
Thân ái,
Sean Nita
Seattle, WA

Suy nghĩ Thịnh vượng số 12


Người giàu suy nghĩ “cả hai”
Người nghèo nghĩ “hoặc là/hoặc”
Người giàu sống trong một thế giới của sự sung túc. Người nghèo sống trong một thế giới của sự hạn chế. Tất nhiên, cả hai đều sống trong cùng một thế giới vật chất, nhưng sự khác biệt nằm trong cách nhìn của họ.
Đa số người nghèo và tầng lớp trung lưu xuất thân từ cảnh khốn khó. Họ sống theo những phương châm như: “Tất cả chỉ có chừng đó để chia nhau, chừng đó không bao giờ đủ cả, và bạn không thể có được mọi thứ.” Và mặc dù bạn có thể không có khả năng có tất cả mọi thứ, tôi nghĩ bạn chắc chắn có “tất cả mọi thứ bạn thực sự cần.”
Bạn muốn một sự nghiệp thành công hay một quan hệ thân thiết với gia đình? Cả hai! Bạn muốn tập trung vào công việc hay được chơi vui vẻ thỏa thích? Cả hai! Bạn muốn tiền bạc hay ý nghĩa cuộc sống của bạn? Cả hai! Bạn muốn kiếm được cả gia tài lớn hay làm công việc bạn thích? Cả hai! Người nghèo luôn chọn một trong hai, người giàu chọn cả hai.
Người giàu hiểu rằng với một chút sáng tạo bạn có thể hầu như bao giờ cũng tìm ra cách để có thể có cái tốt nhất của cả hai thế giới. Từ lúc này, khi đối diện với khả năng lựa chọn “hoặc là/hoặc”, câu hỏi tinh hoa để bạn tự hỏi bản thân là “Làm sao tôi có được cả hai?” Câu hỏi này sẽ làm thay đổi cuộc đời bạn. Nó sẽ đưa bạn từ thế giới chật hẹp của sự hạn chế sang vũ trụ rộng lớn của những khả năng bất tận và sự phong phú sung túc.
Điều đó không chỉ liên quan đến những cái bạn muốn, nó liên quan đến tất cả mọi lĩnh vực trong cuộc sống. Ví dụ, ngay lúc này đây, tôi chuẩn bị làm việc với một nhà cung cấp đang không thỏa mãn với chúng tôi, tin rằng công ty Đào tạo Khả năng Đỉnh cao của tôi phải trả một số chi phí của họ mà chúng tôi từ đầu đã không đồng ý trả. Quan điểm của tôi là việc tính toán chi phí của anh ta là việc của anh ta, không phải của tôi, và nếu anh ta đã chịu chi phí cao thì là vì có cái gì đó anh ta phải xem xét. Tôi sẵn sàng đàm phán một hợp đồng mới cho lần sau, nhưng tôi cương quyết trong việc tuân theo hợp đồng đã được thỏa thuận. Nếu như trong những ngày túng quẫn của tôi trước kia, tôi sẽ tiến hành cuộc thảo luận với mục đích thể hiện quan điểm của tôi và đảm bảo rằng tôi không trả gã đó dù chỉ một xu hơn những gì chúng tôi đã thỏa thuận. Và thậm chí tôi vẫn muốn giữ anh ta làm nhà cung cấp, cuộc thảo luận chắc chắn sẽ có kết cục là một cuộc tranh cãi to. Tôi sẽ dẫn đến suy nghĩ hoặc là anh ta thắng, hoặc là tôi thắng.
Hôm nay, bởi vì tôi đã tập luyện để suy nghĩ theo cách “cả hai”, tôi sẽ tiến hành cuộc thảo luận này hoàn toàn cởi mở để tạo ra tình huống tôi không phải trả anh ta thêm tiền và anh ta sẽ trở nên rất hạnh phúc với thỏa thuận mới mà chúng tôi sẽ cùng đồng ý. Nói cách khác, mục đích của tôi là có cả hai !
Đây là một ví dụ khác. Vài tháng trước tôi quyết định sẽ mua ngôi nhà nghỉ hè ở Arizona. Tôi tìm kiếm trong khu vực tôi quan tâm, và tất cả môi giới bất động sản đều nói với tôi rằng nếu tôi muốn ba phòng ngủ cộng một phòng làm việc trong khu vực đó, tôi sẽ phải chi trên một triệu đôla. Ý định của tôi là giữ mức đầu tư của mình cho ngôi nhà đó dưới một triệu đôla. Phần lớn mọi người sẽ hạ thấp yêu cầu của mình hoặc nâng cao mức dự kiến đầu tư. Tôi từ chối cả hai. Mới đây, tôi nhận được cú điện thoại rằng chủ một ngôi nhà trong đúng khu vực tôi muốn với số phòng như tôi muốn, vừa giảm giá bớt 200.000 đôla xuống dưới một triệu. Đó là thêm một minh chứng cho xu hướng muốn có cả hai là đúng!
Cuối cùng, tôi thường nói với cha mẹ mình rằng tôi không muốn làm nô lệ trong công việc tôi không thích và rằng tôi sẽ “làm giàu bằng cách làm những gì tôi yêu thích”. Câu trả lời của họ thường là: “Con đang sống trong thế giới mơ mộng. Cuộc sống không phải toàn màu hồng.” Họ nói: “Kinh doanh là kinh doanh, giải trí là giải trí. Đầu tiên, con phải lo kiếm sống, sau đó, nếu còn có thời gian thừa, con có thể giải trí.”
Tôi nhớ mình đã thầm nghĩ, “Hừm, nếu nghe theo cha mẹ mình sẽ có kết cục như họ. Không. Tôi phải có cả hai!” Cái đó có khó không? Bạn có thể đoán. Thỉnh thoảng tôi phải đi làm những công việc tôi chán ghét trong một hay hai tuần để tôi có cái ăn và trả tiền thuê nhà. Nhưng tôi không bao giờ đánh mất ý chí muốn có “cả hai”. Tôi không bao giờ bị kẹt lâu trong công việc hoặc kinh doanh tôi không thích. Cuối cùng, tôi đã trở nên giàu có khi làm những việc tôi yêu thích. Bây giờ khi tôi biết rằng điều đó là có thể được, tôi tiếp tục chỉ đi theo những công việc, những dự án tôi yêu thích. Điều tốt nhất từ tất cả những cái đó là bây giờ tôi có cơ hội được dạy người khác để làm như thế.
Không ở đâu mà cách suy nghĩ “cả hai” lại quan trọng như trong lĩnh vực tiền bạc. Người nghèo và nhiều người thuộc tầng lớp trung lưu tin rằng họ phải chọn một trong hai – hoặc là tiền bạc, hoặc là những yếu tố khác trong cuộc sống. Và kết quả là họ củng cố quan điểm cho rằng tiền không quan trọng bằng những thứ khác.
Chúng ta hãy nói thẳng. Tiền là quan trọng! Nói rằng tiền bạc không quan trọng như bất ký thứ gì khác trong cuộc sống là lố bịch. Cái gì quan trọng hơn, chân bạn hay tay bạn? Có lẽ cả hai đều quan trọng?
Tiền bạc là dầu bôi trơn. Nó cho phép bạn “trượt” đi trong cuộc sống thay vì bị trày xước liên miên. Tiền bạc mang sự tự do – sự tự do để mua những gì bạn muốn với thời gian của bạn. Tiền bạc cho phép bạn hưởng thụ những điều tốt đẹp trong cuộc sống cũng như cho bạn cơ hội giúp đỡ người khác có được những thứ cần thiết trong cuộc sống. Quan trọng nhất, có nhiều tiền bạc cho phép bạn không phải tiêu hao năng lượng của mình để lo lắng về việc không có tiền.
Hạnh phúc cũng quan trọng. Tuy nhiên, đây là chỗ người nghèo và giới trung lưu hay nhầm lẫn. Rất nhiều người tin rằng tiền bạc và hạnh phúc là hai phạm trù loại trừ nhau, rằng hoặc là bạn có thể giàu có hoặc là bạn có thể hạnh phúc. Tât nhiên, đó không là gì khác ngoài sự cài đặt và định hình sai lầm trong tâm thức từ quá khứ.
Người giàu có trong mọi ý nghĩa của từ này đều hiểu rằng bạn phải có cả hai. Cũng như bạn phải có cả hai: đôi chân và đôi tay bạn, bạn phải có cả tiền bạc và hạnh phúc.
Bạn có thể vừa có chiếc bánh ngọt vừa ăn nó!
Và đây là một sự khác biệt cơ bản khác nữa giữa người giàu, giới trung lưu và người nghèo: Người giàu tin rằng “Bạn có thể vừa có chiếc bánh ngọt vừa ăn nó.” Người trung lưu tin rằng “Bánh ngọt là quá đắt, nên tôi sẽ chỉ lấy một miếng nhỏ.” Người nghèo không tin rằng họ có thể có bánh ngọt, nên họ gọi món bánh rán tròn có lỗ rồi tập trung vào cái lỗ trống đó, và thắc mắc tại sao họ không có gì.

Qui tắc Thịnh vượng số 29:
Người giàu tin rằng “Bạn có thể vừa có chiếc bánh ngọt vừa ăn nó.”
Người trung lưu nói “Bánh ngọt là quá đắt, nên tôi sẽ chỉ lấy một miếng nhỏ.”
Người nghèo không tin rằng họ có thể có bánh ngọt, nên họ gọi món bánh rán tròn rỗng, rồi tập trung vào cái lỗ rỗng đó, và thắc mắc tại sao họ không có gì
Tôi hỏi bạn, bạn có chiếc bánh của mình để làm gì nếu bạn không thể ăn nó? Chính xác là bạn sẽ làm gì với nó? Để nó lên bàn thờ của bạn và ngắm nó? Bánh ngọt nghĩa là để ăn và thưởng thức.
Những suy nghĩ quanh quẩn vấn đề chọn lựa “cái này hoặc cái kia” luôn tồn tại trong đầu óc những người tin rằng: “Nếu tôi có nhiều hơn, thì một người nào đó sẽ có ít đi”. Suy nghĩ này không là gì khác ngoài sự định hình suy nghĩ từ quá khứ dựa trên nỗi sợ và sự tự vệ. Khái niệm cho rằng người giàu trên thế giới tích cóp tất cả tiền bạc nên không còn gì để lại cho bất kỳ ai khác, là phi lý. Trước hết, niềm tin đó giả định rằng nguồn cung cấp tiền bạc là có giới hạn. Tôi không phải là nhà kinh tế, nhưng từ những gì tôi thấy thì người ta vẫn luôn liên tục in thêm hàng đống tiền mỗi ngày. Nguồn cung cấp tiền thực tế không chỉ dành riêng cho bất cứ loại tài sản thực nào từ vài chục năm nay. Vì vậy, thậm chí nếu người giàu có sở hữu tất cả tiền bạc hôm nay thì ngày mai sẽ có triệu, nếu không nói hàng tỷ đôla khác luôn sẵn sàng cho tất cả.
Một chi tiết mà những người có niềm tin hạn chế này có vẻ như không nhận ra là cùng một đồng tiền có thể sử dụng hết vòng này đến vòng khác để tạo ra giá trị cho tất cả mọi người. Tôi sẽ dẫn ra đây một ví dụ tôi đã dùng trong các buổi hội thảo của chúng tôi. Tôi yêu cầu năm người bước lên bục và mang theo một vật gì đó. Tôi bảo họ đứng thành một vòng tròn. Sau đó, tôi đưa cho người đầu tiên một tờ 5 đôla và yêu cầu họ dùng số tiền đó để mua thứ mà người số hai mang theo. Giả sử đó là cây bút. Giờ người số hai đã có được 5 đôla. Người số hai lại dùng 5 đôla này để mua, một bìa hồ sơ chẳng hạn, từ người số 3. Theo cách đó, đồng 5 đôla cứ thế chuyền đi cho đến khi qua hết cả năm người. Tờ 5 đôla được sử dụng để mang lại giá trị cho những người có nó, nghĩa là 5 đôla khi đó đi qua tay năm người khác nhau và tạo ra giá trị 5 đôla cho mỗi người, hay tổng giá trị 25 đôla cho cả nhóm. Đồng 5 đôla đó đã không bị tan nát và khi quay vòng tròn, nó tạo giá trị cho mỗi người.
Những bài học rất rõ ràng. Thứ nhất, tiền không bị tan biến đi; bạn có thể sử dụng nhiều lần từ năm này qua năm khác và cho hàng nghìn và hàng nghìn người. Thứ hai, khi bạn càng có nhiều tiền thì bạn càng đưa nhiều tiền vào vòng xoay, để sau đó những người khác có càng nhiều tiền vào việc mua bán để thu được giá trị lớn hơn.
Điều đó hoàn toàn đối lập với suy nghĩ “hoặc là/hoặc”. Ngược lại, khi bạn có tiền và sử dụng đồng tiền đó, cả bạn và người mà bạn đưa tiền sẽ đều có được giá trị đó. Nói thẳng thắn là, nếu bạn lo lắng về người khác và về việc chắc chắn họ sẽ nhận được phần của họ (nếu có phần đó), hãy làm những gì cần thiết để trở nên giàu có sao cho bạn có thể phát tán nhiều tiền hơn ra xung quanh.
Nếu tôi có thể đưa ra một ví dụ cho bất cứ điều gì nữa, thì đó sẽ là việc bạn có thể là một người dễ chịu, yêu thương, chăm sóc, hào phóng, có lý trí và là một người giàu thực sự. Tôi mạnh dạn khuyên bạn hãy xua tan sự ngộ nhận rằng tiền bạc là xấu theo bất cứ cách nào hay rằng bạn sẽ ít “tốt” hơn hay ít “trong sáng” hơn nếu bạn giàu có. Niềm tin này tuyệt đối là xúc xích Ý (trong trường hợp bạn mệt mỏi với từ vớ vẩn), và nếu bạn cứ ăn nó mãi bạn sẽ không chỉ béo mập, mà bạn sẽ vừa béo mập vừa túng quẫn. Này, bạn còn biết một ví dụ khác cho “cả hai” hay hơn không!
Thưa các bạn, là người đễ chịu, hào phóng, và yêu thương không có gì liên quan đến cái có hoặc không có trong ví bạn. Thuộc tính đó đến từ thứ ở trong đầu bạn. Là người trong sáng và có lý tưởng không có gì liên quan thứ bạn có hoặc không có trong tài khoản ngân hàng của bạn. Thuộc tính đó đến từ cái có trong tâm hồn bạn. Nghĩ rằng tiền bạc làm bạn tốt hay xấu, kiểu nào cũng vậy, là suy nhĩ kiểu “hoặc là/hoặc” và đó chỉ là “rác rưởi được lập trình” không hề hỗ trợ cho hạnh phúc và thành công của bạn.
Điều đó cũng hoàn toàn không hỗ trợ những người xung quanh bạn, đặc biệt đối với trẻ em. Nếu bạn cứng rắn thế với việc là một người tốt, hãy tốt vừa đủ để không tiêm nhiễm sang thế hệ tiếp theo với niềm tin làm suy yếu mình mà bạn có thể đã tiếp nhận không hề cố ý.
Nếu bạn thật sự không muốn sống một cuốc sồng chỉ có những giới hạn, thì dù ở hoàn cảnh nào đi nữa, bạn cũng nên nhanh chóng xóa bỏ lối suy nghĩ “chỉ một trong hai” đó đi và quyết tâm để có “cả hai”.
Lời tuyên bố: Hãy đặt tay lên ngực bạn và nói:
“Tôi luôn suy nghĩ “cả hai”!”.
Hãy đặt tay lên trán bạn và nói:
“Tôi có Tư Duy Triệu Phú!”
Những hành động của Tư Duy Triệu Phú:
1. Hãy tập suy nghĩ và sáng tạo ra những phương cách để có “cả hai”. Bất cứ khi nào bạn có sự lựa chọn giữa hai khả năng, hãy hỏi bản thân, “Làm sao để tôi có thể có cả hai?”
2. Hãy nhận thức rõ tiền bạc trong vòng quay làm tăng giá trị cuộc sống của tất cả mọi người. Mỗi khi bạn tiêu tiền, hãy nói với bản thân, “Số tiền này sẽ qua tay hàng trăm người và tạo ra giá trị cho tất cả những người đó”.
3. Hãy nghĩ về bản thân như một hình tượng cho người khác – tỏ ra rằng bạn có thể rất dễ thương, hào phóng, yêu quý mọi người và giàu có!

Suy nghĩ Thịnh vượng số 13


Người giàu chú trọng vào tổng tài sản
Người nghèo chú trọng vào thu nhập từ làm việc
Khi nói đến tiền bạc, mọi người trong xã hội chúng ta thường có câu hỏi đặc trưng, “Bạn kiếm được bao nhiêu?” Rất hiếm khi bạn nghe thấy câu hỏi “Tổng tài sản của bạn là bao nhiêu?” Rất ít người nói vậy, ngoại trừ tất nhiên ở các câu lạc bộ thể thao ngoài trời.
Trong các câu lạc bộ thể thao ngoài trời, thảo luận tài chính luôn xoay quanh tổng tài sản: “Jim vừa bán chứng khoán của anh ta; tổng tài sản của anh ta trị giá trên ba triệu. Công ty của Paul vừa được ra cổ phần; tổng tài sản của anh ta giá trị tám triệu. Sue vừa bán doanh nghiệp của cô ấy; bây giờ tổng tài sản của cố ấy đáng giá mười hai triệu”. Ở câu lạc bộ thể thao ngoài trời, bạn sẽ không nghe thấy “Này, bạn có nghe thấy rằng Joe vừa được tăng lương? Ừ hứ, và cả hai phần trăm trợ cấp sinh hoạt phí sẽ được tăng?” Nếu bạn nghe thấy câu đó, bạn phải biết là bạn đang nghe một khách mời hàng ngày của câu lạc bộ.

Qui tắc Thịnh vượng số 30:
Thước đo thực sự của sự giàu có là tổng tài sản (net worth), chứ không phải là thu nhập từ làm việc.
Thước đo thực sự của sự giàu có là tổng tài sản, chứ không phải là thu nhập từ làm việc. Trước kia như vậy và sau này cũng sẽ mãi là như vậy. Tổng tài sản là giá trị tài chính của mọi thứ bạn đang sở hữu. Để xác định tổng tài sản của bạn, hãy cộng giá trị của tất cả những tài sản mà bạn có, bao gồm tiền mặt và các khoản đầu tư như chứng khoán, trái phiếu, bất động sản, giá trị hiện tại của doanh nghiệp của bạn nếu bạn có, giá trị ngôi nhà bạn đang ở nếu bạn sở hữu nó, và sau đó hãy trừ đi toàn bộ các khoản nợ của bạn. Tổng tài sản là thước đo tuyệt đối nhất của sự giàu có, bởi vì, nếu cần, những tài sản bạn sở hữu có thể được chuyển sang tiền mặt.
Người giàu hiểu rõ sự khác biệt khổng lồ giữa thu nhập từ làm việc và tổng tài sản. Thu nhập từ làm việc là quan trọng, nhưng nó chỉ là một trong bốn thành phần quyết định tổng tài sản của bạn. Bốn thành phần đó là:
1. Thu nhập
2. Tiền tiết kiệm
3. Các khoản đầu tư
4. Sự “đơn giản hóa”.
Người giàu biết rằng quá trình xây dựng được tổng tài sản chính là làm cân bằng một phương trình chứa tất cả bốn thành phần. Bởi vì tất cả các thành phần trên đều quan trọng nên chúng ta hãy xem xét lần lượt từng cái.
Thu nhập đến trong hai hình thức: thu nhập từ làm việc và thu nhập thụ động. Thu nhập từ làm việc là số tiền kiếm được từ hoạt động làm việc của bạn. Thu nhập này bao gồm lương nếu bạn là người làm công, hoặc đối với doanh nhân, là các khoản lãi hay thu nhập lấy ra từ một hoạt động kinh doanh. Thu nhập từ làm việc đòi hỏi bạn phải bỏ thời gian và sức lao động của mình để kiếm ra tiền. Thu nhập này rất quan trọng, vì không có nó thì hầu như không thể có gì để phân bổ vào ba thành phần kia của tổng tài sản được.
Có thể ví, thu nhập từ làm việc như là cách chúng ta đổ đầy “chiếc phễu tài chính” của mình vậy. Khi mọi chi tiết và giá trị được xem là tương đương nhau, thì nếu tiền từ thu nhập làm việc của bạn càng nhiều, bạn sẽ càng có thể tiết kiệm và để đầu tư nhiều hơn. Dù thu nhập này đóng vai trò chủ chốt, tuy nhiên nó cũng chỉ có giá trị như một phần của toàn bộ phương trình tổng tài sản nêu trên.
Đáng tiếc là người nghèo và nhiều người trung lưu chỉ chú trọng duy nhất vào thu nhập từ làm việc trong số bốn thành phần.
Thu nhập thụ động là số tiền kiếm được mà bạn không phải thực sự bỏ sức lao động. Chúng ta sẽ thảo luận chi tiết hơn về thu nhập thụ động ở phần sau, còn bây giờ hãy coi nó như một nguồn thu nhập khác cùng chảy vào “chiếc phễu tài chính”, cái sau đó có thể được sử dụng để chi tiêu, tiết kiệm và đầu tư.
Các khoản tiết kiệm cũng mang tính quyết định. Bạn có thể kiếm được những khoản tiền lớn. Nhưng nếu bạn không giữ lại tí gì từ số tiền ấy, sẽ không bao giờ bạn tạo ra sự giàu có được. Nhiều người có kế hoạch tài chính trong tâm thức được thiết kế chỉ để tiêu xài. Bao nhiêu tiền kiếm được họ cũng tiêu hết. Họ chọn sự thỏa mãn lập tức hơn là sự cân đối dài hạn.
Những người chi tiêu có ba khẩu hiệu. Khẩu hiệu đầu tiên của họ là “Đó chỉ là tiền thôi”. Vì thế, tiền là thứ họ không có nhiều. Khẩu hiệu thứ hai của họ là “Cái gì đi, rồi sẽ đến”. Ít ra họ hy vọng thế, bởi vì khẩu hiệu thứ ba của họ là “Xin lỗi, ngay lúc này tôi không thể.” Tức là : “Tôi đang khánh kiệt.” Không tạo ra thu nhập để rót vào chiếc phễu tài chính và không tiết kiệm để giữ nó ở đó thì bạn không thể nào phân bổ tiền vào các thành phần tiếp theo của tổng tài sản.
Khi bạn đã bắt đầu dành dụm được một phần kha khá trong thu nhập của mình, khi đó bạn có thể tiến tới giai đoạn tiếp theo và làm cho tiền của bạn tăng lên thông qua đầu tư. Nói chung bạn càng giỏi trong việc đầu tư, tiền của bạn càng tăng nhanh hơn và càng sản sinh ra một tổng tài sản lớn hơn. Người giàu luôn bỏ thời gian và công sức để học về hoạt động đầu tư và các vụ đầu tư. Họ tự hào mình là nhà đầu tư tuyệt vời, hay ít nhất là thuê được những nhà đầu tư tuyệt vời để đầu tư cho họ. Người nghèo nghĩ công việc đầu tư chỉ dành cho những người giàu, nên họ không bao giờ học hỏi về nó và càng trở nên bần cùng. Tuy nhiên, mọi thành phần của phương trình tổng tài sản đều quan trọng.
Thành phần tổng tài sản thứ tư của chúng ta là “chú ngựa đen” trên bàn cờ, bởi vì ít người nhận ra tầm quan trọng của nó trong việc tạo ra sự giàu có. Đó là thành phần “đơn giản hóa”. Yếu tố này song hành với việc tiết kiệm tiền, nhờ đó bạn có thể chủ động tạo ra một cách sống mà bạn cần ít tiền hơn để sống. Bằng việc cắt giảm các loại phí sinh hoạt, bạn sẽ làm tăng số tiền tiết kiệm của mình và cả số tiền trong quỹ dành để đầu tư.
Câu chuyện dưới đây của một trong số những người tham dự hội thảo Millionaire Mind sẽ minh họa cho sức mạnh của việc đơn giản hóa.
Khi Sue chỉ mới 23 tuổi, cô đã có sự lựa chọn thông minh: cô mua một căn nhà. Lúc ấy cô chỉ trả chưa đầy 300.000 đôla khi đó. Bảy năm sau, khi thị trường bất động sản đang sôi sục, Sue bán căn nhà đó với giá hơn 600.000 đôla, nghĩa là cô lời hơn 300.000 đôla. Cô cân nhắc việc mua một căn nhà mới, nhưng sau khi tham dự buổi hội thảo Millionaire Mind Intensive, cô nhận ra rằng nếu đầu tư tiền vào một tài sản thế chấp bảo đảm thứ hai với lãi suất 10% và đơn giản hóa cách sống của mình, là cô đã thật sự có thể sống thoải mái bằng tiền lãi từ các thương vụ đầu tư của mình và cô thậm chí không cần phải làm việc nữa. Vậy là, thay vì mua một căn nhà mới, cô chuyển đến sống với người chị gái. Giờ đây ở tuổi 30, Sue đã là người tự do về tài chính. Cô giành được sự độc lập của mình nhưng không phải bằng cách kiếm ra một đống tiền, mà bằng cách giảm bớt chi phí sinh hoạt cá nhân một cách hợp lý và có ý thức. Tất nhiên, cô vẫn làm việc, nhưng là vì cô yêu thích công việc đó, chứ không bắt buộc. Thực tế, cô chỉ làm việc 6 tháng trong một năm. Thời gian còn lại cô sống tại Fiji, trước hết bởi vì cô thích, và sau đó, cô nói, tiền của cô tiếp tục tăng lên ở đó. Bởi vì cô sống như những người dân địa phương chứ không phải theo kiểu khách du lịch nên hầu như cô không mấy khi tiêu đến tiền. Bạn biết bao nhiêu người thích sống mỗi năm 6 tháng trên một vùng đảo nhiệt đới, không bao giờ phải làm việc khi chỉ ở độ tuổi 30? 40 thì sao? 50? 60? Đến già? Tất cả là vì Sue đã tạo ra một cách sống giản dị và do đó không cần đến một gia tài lớn để sống.
Còn bạn, bạn cần bao nhiêu để hạnh phúc về tài chính? Nếu bạn phải sống trong biệt thự lớn, có ba nhà nghỉ, có mười xe hơi, đí du lịch hàng năm vòng quanh thế giới, ăn trứng cá hồi và uống sâmpanh ngon nhất để tận hưởng cuộc sống của mình, điều đó rất tốt, nhưng hãy công nhận rằng bạn vừa đặt mục tiêu hơi cao, và nó có thể sẽ cần nhiều, nhiều thời gian để đạt được mức làm bạn hạnh phúc.
Mặt khác, nếu bạn không cần tất cả những thứ “đồ chơi” đó để hạnh phúc, bạn sẽ rất có thể đạt được mục tiêu tài chính của mình sớm hơn nhiều.
Tôi nhắc lại, xây dựng tổng tài sản là cân bằng một phương trình bốn thành phần. Tương tự như, bạn hãy hình dung, việc lái một chiếc xe buýt có bốn bánh. Chiếc xe sẽ chạy thế nào nếu bạn chỉ lái được có một bánh duy nhất? Chắc là xe đi chậm chạp, dằn xóc và rất khó khăn, xét lửa, và chạy vòng quanh. Cái này nghe có vẻ quen? Người giàu chơi trò chơi tiền bạc trên tất cả bốn bánh xe. Đó là lý do tại sao xe họ chạy nhanh, nhẹ nhàng, thẳng hướng và lái nó là việc tương đối dễ dàng.
Tôi lấy hình ảnh chiếc xe buýt để so sánh, bởi vì một khi bạn thành công, mục tiêu tiếp theo của bạn là sẽ chở theo những người khác cùng tham gia chuyến đi với mình.
Người nghèo và trung lưu tham gia vào cuộc chơi tài chính chỉ trên một bánh xe. Họ tin rằng cách duy nhất để làm giàu là kiếm ra thật nhiều tiền. Họ tin như thế chỉ vì họ chưa bao giờ đến đó. Họ không hiểu luật Parkinson, mà theo đó “Chi tiêu sẽ luôn tăng tỉ lệ thuận với thu nhập”.
Đây là chuyện rất bình thường trong xã hội chúng ta. Bạn có một chiếc ô tô, bạn kiếm được nhiều tiền hơn, và bạn sẽ tậu một chiếc tốt hơn. Bạn có một ngôi nhà, bạn kiếm được nhiều tiền hơn, và bạn sẽ mua một ngôi nhà to hơn. Bạn có quần áo đẹp, bạn kiếm được nhiều tiền hơn, và bạn mua nhiều quần áo đẹp hơn. Bạn có những ngày đi nghỉ, bạn kiếm được nhiều tiền hơn, và bạn sẽ chi tiêu nhiều hơn cho những kỳ nghỉ. Tất nhiên, vẫn có một số ngoại lệ cho luật đó, nhưng rất ít! Nói chung, khi thu nhập tăng lên, chi phí hầu như đồng loạt cũng tăng lên. Đó là lý do tại sao chỉ thu nhập đơn độc sẽ không bao giờ tạo ra sự giàu có.
Cuốn sách này có tiêu đề Bí quyết Tư duy Thinh vượng. Một triệu phú hay nói đến thu nhập hay tổng tài sản? Tổng tài sản. Vì thế, nếu ý định của bạn là trở thành triệu phú hay hơn thế, bạn phải chú tâm vào việc xây dựng tổng tài sản của mình, cái, như chúng ta đã thảo luận, dựa trên nhiều thứ hơn nhiều so với chỉ có thu nhập từ việc làm của bạn.
Hãy coi đó là nguyên tắc bắt buộc phải biết rõ tổng tài sản của bạn đến từng đồng xu. Sau đây là bài tập có thể thay đổi cuộc sống tài chính của bạn mãi mãi.
Hãy lấy tờ giấy trắng và ghi tiêu đề cho nó là “Tổng tài sản”. Và hãy lập một biểu đồ đơn giản bắt đầu từ zero và kết thúc bằng bất kỳ cái gì là tổng tài sản mục tiêu của bạn. Ghi lên đó tổng tài sản hiện tại của bạn. Rồi cứ chín mươi ngày lại ghi vào đó tổng tài sản mới của bạn. Thế thôi. Nếu bạn làm thế, bạn sẽ phát hiện ra bản thân mình ngày càng trở nên giàu hơn. Tại sao? Bởi vì bạn sẽ đặt đường ray cho tổng tài sản của mình.
Hãy nhớ: cái gì bạn tập trung vào sẽ mở rộng. Như tôi hay nói trong các buổi đào tạo của chúng tôi, “Sự chú ý tập trung đến đâu, năng lượng sẽ chảy vào đó và kết quả sẽ hiện lên”.

Qui tắc Thịnh vượng số 31:
Sự chú ý tập trung đến đâu, năng lượng sẽ chảy vào đó và kết quả sẽ hiện lên.
Bằng cách đặt đường ray cho tổng tài sản của mình, bạn đang chú tâm vào nó, và do bạn chú tâm vào việc gì thì việc ấy sẽ tăng trưởng, nên tổng tài sản của bạn sẽ tăng lên. Bằng cách đó, Quy luật này cũng đúng cho mọi lĩnh vực khác của cuộc sống của bạn: những gì bạn vẽ đường ra sẽ tăng trưởng.
Để thêm vào phần cuối, tôi khuyên bạn nên tìm và hợp tác với một nhà hoạch định tài chính thật giỏi. Những chuyên gia đó có thể giúp bạn vạch đường và xây dựng tổng tài sản của bạn. Họ sẽ hỗ trợ bạn quản lý tài chính của bạn giúp bạn làm quen với nhiều công cụ tiết kiệm và đầu tư nhằm gia tăng đồng tiền của mình.
Cách tốt nhất để tìm ra một nhà hoạch định tài chính giỏi là tìm lời đánh giá từ bạn bè hay những tổ chức đã sử dụng hài lòng với họ. Tôi không khuyên bạn tiếp thu tất cả những gì nhà hoạch định của bạn nói và xem đó như một cẩm nang. Tôi chỉ đề nghị bạn tìm một chuyên gia có đủ trình độ và kỹ năng để giúp bạn hoạch định và theo dõi vốn liếng của mình. Một nhà hoạch định giỏi sẽ cung cấp cho bạn những công cụ, phần mềm, kiến thức, những đề xuất giúp bạn xây dựng các thói quen đầu tư đem lại thịnh vượng. Nói chung, tôi khuyên bạn tìm ra một nhà hoạch định làm việc với một loạt các sản phẩm và công cụ tài chính thay vì chỉ có bảo hiểm hay chỉ các quĩ tương hỗ. Bằng cách đó, bạn có thể khám phá ra nhiều điều về các phương án đầu tư khác nhau, rồi quyết định xem phương án nào phù hợp với bạn nhất.
Lời tuyên bố: Hãy đặt tay lên ngực bạn và nói:
“Tôi tập trung vào việc xây dựng tổng tài sản của tôi”.
Hãy đặt tay lên trán bạn và nói:
“Tôi có Tư Duy Triệu Phú!”
Những hành động của Tư Duy Triệu Phú:
1. Hãy tập trung vào cả bốn thành phần của phương trình tổng tài sản: gia tăng thu nhập của bạn, tăng cường tiết kiệm của bạn, gia tăng kết quả đầu tư của bạn và cắt giảm chi phí sinh hoạt bằng cách đơn giản hóa cách sống của bạn.
2. Hãy lập bảng cân đối tổng tài sản. Để làm điều đó, hãy cộng các giá trị hiện tại của tất cả mọi thứ bạn sở hữu (chỉ những tài sản) và trừ đi tổng giá trị tất cả những gì bạn nợ (tiêu sản của bạn).
Hãy cam kết sẽ theo dõi và điều chỉnh bản cân đối tổng tài sản của bạn hàng quí. Tất nhiên, theo tinh thần Luật Tập trung, những gì bạn chú ý vào và theo dõi sẽ gia tăng.
3. Hãy thuê một nhà hoạch định tài chính thành công và làm việc cho nhiều công ty nổi tiếng và uy tín. Tất nhiên, cách tốt nhất để tìm ra một nhà hoạch định tài chính giỏi là hỏi bạn bè và các tổ chức đã biết họ về các lời nhận xét của họ.

Suy nghĩ Thịnh vượng số 14


Người giàu quản lý tốt tiền của họ
Người nghèo không biết quản lý tốt tiền của họ
Thomas Stanley trong cuốn sách bán chạy của ông, Nhà Triệu phú hàng xóm, đã khảo sát điều tra những nhà triệu phú khắp Bắc Mỹ và ghi nhận họ là những người như thế nào và làm sao họ đạt được sự giàu có. Những kết quả có thể được tóm tắt trong một câu ngắn gọn: “Người giàu giỏi trong việc quản lý tiền bạc của họ.” Người giàu quản lý tốt tiền bạc của họ. Người nghèo không biết quản lý tốt tiền của họ.
Người giàu không có gì khôn ngoan hơn người nghèo cả. Chỉ có những thói quen của họ đối với tiền là khác biệt và hỗ trợ họ hơn mà thôi. Như chúng ta đã thảo luận trong Phần I cuốn sách, những thói quen đó được hình thành chủ yếu dựa trên các hoàn cảnh trước đây của chúng ta. Thứ nhất, nếu bạn không quản lý đúng đắn tiền bạc của mình, bạn có lẽ được cài đặt để không quản lý tiền bạc. Thứ hai, rất nhiều khả năng bạn không biết cách quản lý tiền bạc của mình sao cho đơn giản và hiệu quả. Tôi không biết bạn thế nào, còn tôi khi đi học, chương trình Quản lý Tiền 101 không được giới thiệu, thay vào đó chúng tôi học về Chiến tranh năm 1812, tất nhiên đó là những thứ hiện nay tôi sử dụng mỗi ngày.
Đây có thể không phải vấn đề quyến rũ nhất, nhưng nó đưa đến điều sau: sự khác biệt lớn nhất giữa thành công và thất bại tài chính là bạn quản lý tiền bạc của mình có tốt không. Nó đơn giản thế này: để làm chủ tiền bạc, bạn phải quản lý tiền bạc.
Người nghèo hoặc là không biết quản lý tiền của họ hoặc họ trốn tránh mọi vấn đề của tiền bạc nói chung. Nhiều người không thích quản lý tiền bạc của mình bởi vì, thứ nhất, họ nói điều đó hạn chế tự do của họ, và thứ hai, họ nói họ không có nhiều tiền để quản lý.
Về lý do đầu tiên, quản lý tiền không hạn chế tự do của bạn – ngược lại, nó quảng bá thêm cho tự do ấy. Quản lý tiền của bạn cho phép bạn có thể tạo ra tự do tài chính sao cho bạn không bao giờ phải làm việc nữa. Với tôi, đó là tự do thực sự.
Với những ai dùng lý lẽ: “Tôi không có nhiều tiền đến mức cần phải quản lý” để biện minh, đúng là họ đang nhìn vấn đề sai lầm, từ đầu kia của kính viễn vọng. Thay vì họ nói: “Khi nào có nhiểu tiền, tôi sẽ bắt đầu quản lý chúng”, nhưng thực tế lại là: “Khi tôi bắt đầu biết quản lý tiền, tôi sẽ có rất nhiều tiền”.
Nói rằng “tôi sẽ bắt đầu quản lý tiền của mình ngay khi tôi bứt lên” cũng như người dư trọng lượng nói “tôi sẽ bắt đầu luyện tập và ăn kiêng ngay khi tôi giảm được mười cân.” Đó là treo củ cà rốt trước mắt con ngựa kéo cái cối xay, cái sẽ dẫn đến không đâu cả, hoặc thậm chí quay ngược lại! Trước tiên bạn phải bắt đầu xử lý tiền bạc bạn có cho đúng, rồi bạn sẽ có nhiều tiền hơn để xử lý.
Trong các lớp Millionaire Mind Intensive, tôi thường kể câu chuyện thuyết phục phần lớn mọi người, vì nó đi thẳng vào đầu họ làm trán họ nheo lại giữa hai mắt. Hãy hình dung bạn đang đi bộ dọc một con phố với đứa trẻ năm tuổi. Bạn sang đường trước một tiệm bán kem và vào trong đó. Bạn mua cho đứa trẻ một cây kem ốc quế đơn muỗng bởi vì họ không có kem cốc. Khi hai người các bạn đi ra, bạn để ý thấy cây kem chảy ra trên tay nhỏ của đứa trẻ rồi bất chợt rơi xuống. Tất cả kem đã chảy khỏi phần ốc quế hình chóp nhọn và rơi xuống mặt đường nhựa.
Đứa trẻ bắt đầu khóc. Vậy nên bạn quay lại cửa tiệm và ngay khi bạn định mua lần thứ hai, đứa trẻ nhìn thấy hình ảnh một cây kem ốc quế ba muỗng đầy mầu sắc. Đứa trẻ chỉ bức tranh đó và sung sướng reo lên, “Con muốn cái đó!”
Đến đây, có một câu hỏi. Là một người dễ chịu, yêu quí trẻ em và hào phóng như bạn, liệu bạn sẽ đi tới và mua cho đứa trẻ cây kem ba muỗng kia? Phản ứng đầu tiên của bạn có thể là “chắc rồi”. Tuy nhiên, khi cân nhắc câu hỏi kỹ hơn một chút, phần lớn người tham dự các khóa học của chúng tôi trả lời “không.” Bởi vì, tại sao bạn lại muốn đưa đứa trẻ đến với một thất bại chắc chắn? Đứa trẻ đã không thể xử lý cây kem ốc quế đơn muỗng, làm sao đứa trẻ đó có thể xử lý cây kem ba muỗng?
Điều đó cũng đúng khi nói đến vũ trụ và bạn. Chúng ta sống trong một vũ trụ dễ tính và yêu quí con người, và nguyên tắc là “Cho đến khi bạn chứng tỏ bạn có thể xử lý những gì bạn đang có, bạn sẽ không thể được nhận nhiều hơn thế!”

Qui tắc Thịnh vượng số 32:
Cho đến khi bạn chứng tỏ bạn có thể xử lý những gì bạn đang có, bạn sẽ không thể được nhận nhiều hơn thế!
Bạn phải có được thói quen và kỹ năng quản lý số tiền nhỏ trước khi bạn có thể có số tiền lớn. Hãy nhớ, chúng ta là những tạo hóa của thói quen, và vì thế thói quen quản lý tiền bạc của bạn quan trọng hơn số tiền.

Qui tắc Thịnh vượng số 33:
Thói quen quản lý tiền bạc của bạn quan trọng hơn số tiền.

Vậy chính xác bạn đang quản lý tiền của mình như thế nào? Trong các khóa đào tạo Millionaire Mind Intensive tôi dạy phương pháp quản lý tiền bạc mà nhiều người cho rằng hiệu quả và đơn giản đến kinh ngạc. Ở đây tôi sẽ trình bày với bạn một số quan điểm cơ bản để bạn có thể bắt đầu quản lý số tiền của mình. Việc đi sâu vào mọi chi tiết của vấn đề đó nằm ngoài phạm vi cuốn sách này, tuy nhiên, hãy cho phép tôi đưa ra một số điểm cơ bản để các bạn có thể bắt đầu.
Hãy mở và tách riêng một tài khoản ngân hàng gọi là tài khoản Tự do Tài chính của bạn. Bỏ vào đó 10% của mỗi đôla bạn nhận được (sau thuế). Số tiền này chỉ được sử dụng cho các vụ đầu tư, và mua hay tạo ra các dòng tiền thu nhập thụ động. Công việc của tài khoản này là xây dựng một con gà vàng đẻ ra những quả trứng vàng gọi là thu nhập thụ động. Khi nào bạn có thể chi tiêu số tiền này? Không bao giờ ! Tài khoản này không bao giờ được dùng cho chi tiêu, chỉ để đầu tư. Có thể, đến lúc bạn về hưu, bạn bắt đầu sử dụng thu nhập từ quỹ này (những quả trứng), nhưng không bao giờ được sử dụng tới số vốn gốc. Làm như vậy, nó cứ tiếp tục tăng lên và bạn sẽ không bao giờ lo sẽ rơi vào cảnh túng thiếu cả.
Có lần một học viên của tôi, Emma, kể cho tôi nghe câu chuyện của cô. Cách đây hai năm, Emma tưởng chừng sắp phải tuyên bố phá sản. Cô không muốn thế, nhưng cô cảm thấy mình không có lựa chọn nào khác. Cô đã nợ quá khả năng cô có thể xử lý. Rồi cô tham gia khóa học Millionaire Mind Intensive và học được về hệ thống quản lý tài chính. Emma đã nói, “Đây rồi. Đây là cách tôi sẽ ra khỏi mớ bòng bong này!”
Emma, như những người tham dự khác, được hướng dẫn phân chia tiền của mình thành nhiều tài khoản khác nhau. “Điều này thật tuyệt,” cô nghĩ thầm. “Tôi không có khoản tiền nào để chia ra!” Nhưng vì muốn thử, Emma quyết định chia 1 đôla mỗi tháng vào các tài khoản. Vâng, đúng vậy, chỉ 1 đôla mỗi tháng.
Theo hệ thống phân chia chúng tôi hướng dẫn, sử dụng một đôla đó, cô bỏ mười xu vào tài khoản Tự do Tài chính” FFA (Financial Freedom Account) của mình. Điều đầu tiền cô nghĩ thầm là: “Làm sao tôi có thể trở nên tự do về tài chính chỉ dựa vào mười xu mỗi tháng?” Thế là cô quyết tâm nâng gấp đôi đôla ấy mỗi tháng. Tháng thứ hai cô chia 2 đôla ra, tháng thứ ba là 4 đôla, rồi 8 đôla, 16 đôla, 32 đôla, 64 đôla, và số tiền đó cứ thể tăng lên đến tháng thứ mười hai là 2.048 đôla mà cô đã chia ra mỗi tháng.
Thế rồi hai năm sau, cô bắt đầu thu hoạch một số kết quả đáng ngạc nhiên từ sự nỗ lực của mình. Cô đã có thể bỏ 10.000 đôla vào tài khoản Tự do tài chính của mình! Cô còn phát triển thói quen quản lý tiền tốt đến mức, khi một ngân phiếu thưởng trị giá 10.000 đôla đến với cô thì cô không cần chi tiêu số tiền ấy cho bất cứ việc gì.
Giờ thì Emma đã không còn nợ nần và đang tiến trên đường của mình đến tự do tài chính. Tất cả là nhờ cô đã hành động áp dụng vào thực tế những điều đã học, cho dù chỉ với một đôla mỗi tháng.
Dù lúc này đây bạn đang có một gia tài lớn hay hầu như không có gì thì điều đó cũng không quan trọng. Điều quan trọng là bạn nên bắt đầu ngay lập tức việc quản lý những gì mình có, và bạn sẽ cảm thấy sốc khi thấy mình sẽ có nhiều hơn nhanh chóng làm sao.
Một học viên khác trong khóa Millionaire Mind Intensive của tôi từng nói: “Làm sao tôi có thể quản lý tiền khi tôi đang phải vay tiền để sống như hiện giờ?” Câu trả lời là: Hãy vay thêm một đôla nữa và quản lý đôla ấy. Dù bạn đang vay mượn hay chỉ kiếm ra vài đôla mỗi tháng, bạn vẫn phải quản lý số tiền ấy, bởi vì không chỉ có một nguyên tắc của thế giới “vật chất” đang hoạt động ở đây: đó còn có cả những nguyên tắc tinh thần. Những điều kỳ diệu về tiền bạc sẽ đến một khi bạn chứng tỏ với vũ trụ rằng bạn có thể xử lý nguồn tài chính mình sở hữu.
Thêm vào việc mở tài khoản Tự do Tài chính, hãy tạo ra một hũ Tự do Tài chính trong nhà bạn và cho tiền vào đó hàng ngày. Đó có thể là $10, $5, $1 một xu, hay toàn bộ xu lẻ của bạn. Số lượng không quan trọng, thói quen thì có. Bí quyết ở đây là đặt sự “chú ý hàng ngày”, thái độ và trí óc của bạn vào việc trở nên tự do tài chính. Mọi thứ thu hút những cáí giống mình, tiền bạc thu hút tiền bạc. Hãy để cho hũ tiền đơn giản đó của bạn trở thành nam châm tiền, hút nhiều tiền và cơ hội tự do tài chính đến với cuộc đời bạn.
Bây giờ, tôi chắc rằng đây không phải là lần đầu tiên bạn nghe lời khuyên để dành 10% số tiền của mình cho mục tiêu đầu tư lâu dài, nhưng có thể là lần đầu tiên bạn nghe nói rằng bạn phải có một tài khoản bằng như thế cho mục tiêu ngược lại, được dành riêng cho việc tiêu xài và vui chơi.
Một trong những bí quyết lớn nhất để quản lý đồng tiền là sự cân đối. Một mặt, bạn muốn để dành càng nhiều tiền càng tốt nhằm đầu tư và kiếm ra nhiều tiền hơn. Mặt khác, bạn cần bỏ 10% khác từ thu nhập của bạn vào một “tài khoản hưởng thụ”. Tại sao? Bởi vì con người là một thể thống nhất. Bạn không thể chỉ tác động đến một phần cuộc sống của bạn mà không tác động lên những phần khác. Một số người cứ để dành, để dành, để dành, và đến khi cái tôi đầy trách nhiệm và lý trí đã được toại nguyện thì phần “tinh thần bên trong” lại không thoả mãn. Cuối cùng, nhu cầu tìm kiếm niềm vui sẽ lên tiếng: “Tôi không chịu được nữa. Tôi cũng muốn được chú ý”, và nó bắt đầu hủy hoại các thành quả của bạn.
Ngược lại, nếu bạn chỉ biết tiêu xài, tiêu xài, tiêu xài thì không những bạn không bao giờ giàu lên được, mà phần trách nhiệm trong con người bạn rốt cuộc cũng sẽ tạo ra các tình huống làm bạn thậm chí không thể tận hưởng những thứ mà bạn chi tiền để có được, và bạn sẽ kết thúc với cảm giác mặc cảm tội lỗi. Sự mặc cảm ấy sẽ khiến bạn tiêu xài quá độ một cách vô thức như một cách thể hiện ra cảm xúc của mình. Mặc dù trước mắt bạn có thể cảm thấy dễ chịu đôi chút, nhưng rồi bạn cũng sẽ quay về với cảm giác có lỗi và xấu hổ. Đây là một vòng luẩn quẩn, và cách duy nhất để ngăn ngừa nó là bạn phải học cách quản lý tiền của mình một cách hiệu quả.
Tài khoản vui chơi của bạn chủ yếu được sử dụng để nuông chiều chính bạn, để làm những việc mà bình thường bạn không hay làm. Đó là dành cho những thứ rất đặc biệt như đi ăn uống tại nhà hàng và gọi một chai vang hay sâmpanh ngon nhất, hay thuê một chiếc du thuyền suốt một ngày, hay ở trong một khách sạn hạng sang để tận hưởng một đêm đắm chìm trong niềm vui và sự xa hoa.
Quy tắc của tài khoản vui chơi này là phải được “giải ngân” mỗi tháng. Đúng thế! Mỗi tháng bạn phải tiêu một số tiền trong tài khoản đó theo cách sẽ khiến bạn cảm thấy mình giàu có. Ví dụ, hãy hình dung bạn đi đến trung tâm mátxa, bỏ ra hết số tiền bạn có trong tài khoản đó tại quầy thu ngân, chỉ vào các nhân viên mátxa và nói, “Tôi muốn cả hai bạn phục vụ tôi. Nhớ có cả nhạc rock và dưa chuột muối nữa. Sau đó, mang cho tôi bữa trưa!” Như tôi nói, phải thật hoành tráng!
Cách duy nhất mà đa số chúng ta tiếp tục làm theo kế hoạch tiết kiệm này là nhờ sự bù đắp cho nó bằng kế hoach vui chơi, cái sẽ đền đáp lại những nỗ lực của chúng ta. Tài khoản này cũng được thiết kế để củng cố khả năng “đón nhận” của bạn. Nó còn khiến việc quản lý tiền trở nên thú vị và vui thích hơn.
Bên cạnh tài khoản Vui chơi và tài khoản Tự do tài chính, tôi khuyên bạn tạo ra và chia tiền vào 4 tài khoản nữa, đó là :
10% cho các khoản Tiết kiệm dài hạn dành để chi tiêu
10% cho tài khoản tự Giáo dục, học hành của bạn
55% cho tài khoản Nhu yếu phẩm của bạn
5% cho tài khoản Cho đi của bạn
Người nghèo nghĩ rằng đó tất cả chỉ phụ thuộc vào thu nhập. Họ tin bạn phải kiếm được rất nhiều tiền để trở nên giàu có. Tuy nhiên, đó là cách nghĩ quá đơn giản! Thực tế là nếu bạn quản lý tiền của mình theo như chương trình này, bạn có thể trở nên được tự do tài chính bằng khoản thu nhập tương đối thấp. Nếu bạn không biết quản lý tiền của mình, bạn không thể trở nên tự do tài chính, thậm chí với một thu nhập khổng lồ. Đấy là lý do tại sao nhiều chuyên gia thu nhập cao như các bác sĩ, luật sư, vận động viên, và thậm chí các kế toán viên – thường đều bị túng quẫn, bởi vì điều quan trọng không phải là bạn thu nhập bao nhiêu, điều quan trọng là bạn sẽ làm gì với thu nhập đó.
Một người tham dự khóa học của chúng tôi, John, nói với tôi rằng khi lần đầu nghe về hệ thống quản lý tiền này anh nghĩ “Nó đơn điệu làm sao! Tại sao bất cứ ai phải tốn thời gian quí báu của họ để làm điều đó?” Rồi sau đó trong thời gian khóa học cuối cùng anh đã nhận ra rằng nếu anh muốn một ngày nào đó được tự do tài chính, đặc biệt là muốn sớm hơn là muộn, anh cũng sẽ phải quản lý tiền bạc của mình, đơn giản là như người giàu làm.
John đã phải học thói quen mới đó bởi vì nó chắc chắn vốn không phải là tự nhiên đối với anh. Anh nói nó làm anh nhớ lại mình khi tập ba môn thể thao phối hợp. Anh thực sự rất khá trong môn bơi và xe đạp, nhưng lại ghét môn chạy. Nó làm anh đau chân, đầu gối, và lưng. Anh thường cứng đờ người sau mỗi buổi tập. Anh thường bị khó thở và phổi anh như bị cháy mỗi lần như vậy, thậm chi nếu anh không chạy nhanh! Anh từng khiếp sợ môn chạy.
Tuy nhiên, anh biết rằng nếu muốn trở thành vận động viên ba môn phối hợp hàng đầu, anh phải học chạy và chấp nhận nó như một phần việc phải làm để thành công. Không như trong quá khứ John tránh né môn chạy, bây giờ anh quyết định chạy hàng ngày. Sau vài tháng, anh bắt đầu thấy thích chạy và cuối cùng anh luôn ngóng chờ nó hàng ngày.
Điều đó cũng xảy ra chính xác như thế với John trong lĩnh vực quản lý tiền. Lúc đầu anh ghét từng phút của nó nhưng dần dần anh trở nên thích nó. Bây giờ, anh ngóng trông đến khi nhận lương và chia nó vào các tài khoản khác nhau! Anh cũng thích thú quan sát tổng tài sản của mình tăng dần từ zero lên đến trên 300,000 đôla như thế nào và nó còn tăng nữa.
Điều đó dẫn đến: hoặc là bạn kiểm soát tiền, hoặc nó sẽ kiểm soát bạn. Để kiểm soát tiền, bạn phải quản lý nó.
Tôi thích nghe các học viên kết thúc khóa học chia sẻ họ đã cảm thấy tự tin hơn như thế nào về tiền bạc, thành công và bản thân họ từ khi họ bắt đầu quản lý tiền bạc của họ một cách hiệu quả. Điều hay nhất là sự tự tin đó truyền sang các lĩnh vực khác trong cuộc sống của họ và mang lại cho họ hạnh phúc, quan hệ và thậm chí cả sức khỏe của họ.
Tiền bạc là phần quan trọng trong cuộc sống của bạn, và khi bạn học được cách kiểm soát tài chính của mình, tất cả mọi lĩnh vực của cuộc sống sẽ được nâng cao.
Lời tuyên bố: Hãy đặt tay lên ngực bạn và nói:

“Tôi là người quản lý tiền tuyệt vời!”.Hãy đặt tay lên trán bạn và nói:
“Tôi có Tư Duy Triệu Phú!”

Những hành động của Tư Duy Triệu Phú:
1. Hãy mở tài khoản ngân hàng Tự do Tài chính của bạn. Cho 10 phần trăm của tất cả thu nhập (sau thuế) của bạn vào tài khoản đó. Số tiền này bạn sẽ không bao giờ được chi tiêu, chỉ được đầu tư để đem lại thu nhập thụ động cho bạn về hưu.
2. Hãy lập hũ Tư do Tài chính trong nhà bạn và bỏ tiền vào đó hàng ngày. Đó có thể là $10, $5, $1, một xu, hay toàn bộ số tiền lẻ của bạn. Điều đó sẽ hướng sự chú ý hàng ngày của bạn vào tự do tài chính của bạn, và khi sự chú ý đi đến đâu, kết quả sẽ hiện ra ở đó.
3. Hãy mở tài khoản Vui chơi hay lập hũ Vui chơi trong nhà bạn rồi bỏ vào đó 10 phần trăm tất cả thu nhập của bạn. Cùng với tài khoản vui chơi và tai khoản tự do tài chính của bạn. Hãy mở thêm bốn tài khoản và gửi vào đó những số tiền theo phần trăm tổng thu nhập của bạn như sau:
10% cho các khoản Tiết kiệm dài hạn dành để chi tiêu
10% cho tài khoản tự Giáo dục, học hành của bạn
55% cho tài khoản Nhu yếu phẩm của bạn
5% cho tài khoản Cho đi của bạn
4. Hãy bắt đầu quản lý ngay từ bây giờ bất cứ số tiền nào bạn hiện có. Không được trì hoãn đến một ngày khác. Thậm chí nếu bạn chỉ có một đôla, hãy quản lý đôla đó. Bỏ mười xu vào tài khoản FFA, mười xu khác vào tài khoản vui vẻ.
Chỉ với một hành động này không thôi bạn sẽ gửi vào vũ trụ thông điệp rằng bạn đã sẵn sàng cho nhiều tiền hơn. Tất nhiên, nếu bạn có thể quản lý nhiều hơn, bạn sẽ có nhiều hơn.
——————————-
Câu chuyện thành công từ Christine Klose
Từ: Christine Klose
To: Harv Eker
Nói đơn giản, sau khi tham gia khóa học Millionaire Mind Intensive của T.Harv Eker, quan hệ của tôi với tiền bạc hoàn toàn thay đổi, và doanh nghiệp của tôi mở rộng thêm 400 phần trăm trong vòng một năm.
Quan trọng nhất, chồng tôi và tôi cuối cùng hiểu việc tiết kiệm 10 phần trăm của thu nhập của chúng tôi mỗi tháng là quan trọng, bất kể đó là gì. Bây giờ, tôi hạnh phúc nói rằng, chúng tôi đã tiết kiệm được nhiều trong vài năm sau khi tham dự chương trình của Harv hơn là chúng tôi đã làm trong mười lăm năm trước đó.
Thêm nữa, những kỹ thuật chúng tôi đã học được để giải quyết các vấn đề tiền bạc trong quan hệ của chúng tôi đã giữ cho chúng tôi tránh được những tranh cãi tiền bạc từ đó.
Hệ thống quản lý tiền bạc của Harv rất dễ để thực hiện và có hiệu quả!
Chúc bạn thành công.
———————————

Suy nghĩ Thịnh vượng số 14


Người giàu quản lý tốt tiền của họ
Người nghèo không biết quản lý tốt tiền của họ
Thomas Stanley trong cuốn sách bán chạy của ông, Nhà Triệu phú hàng xóm, đã khảo sát điều tra những nhà triệu phú khắp Bắc Mỹ và ghi nhận họ là những người như thế nào và làm sao họ đạt được sự giàu có. Những kết quả có thể được tóm tắt trong một câu ngắn gọn: “Người giàu giỏi trong việc quản lý tiền bạc của họ.” Người giàu quản lý tốt tiền bạc của họ. Người nghèo không biết quản lý tốt tiền của họ.
Người giàu không có gì khôn ngoan hơn người nghèo cả. Chỉ có những thói quen của họ đối với tiền là khác biệt và hỗ trợ họ hơn mà thôi. Như chúng ta đã thảo luận trong Phần I cuốn sách, những thói quen đó được hình thành chủ yếu dựa trên các hoàn cảnh trước đây của chúng ta. Thứ nhất, nếu bạn không quản lý đúng đắn tiền bạc của mình, bạn có lẽ được cài đặt để không quản lý tiền bạc. Thứ hai, rất nhiều khả năng bạn không biết cách quản lý tiền bạc của mình sao cho đơn giản và hiệu quả. Tôi không biết bạn thế nào, còn tôi khi đi học, chương trình Quản lý Tiền 101 không được giới thiệu, thay vào đó chúng tôi học về Chiến tranh năm 1812, tất nhiên đó là những thứ hiện nay tôi sử dụng mỗi ngày.
Đây có thể không phải vấn đề quyến rũ nhất, nhưng nó đưa đến điều sau: sự khác biệt lớn nhất giữa thành công và thất bại tài chính là bạn quản lý tiền bạc của mình có tốt không. Nó đơn giản thế này: để làm chủ tiền bạc, bạn phải quản lý tiền bạc.
Người nghèo hoặc là không biết quản lý tiền của họ hoặc họ trốn tránh mọi vấn đề của tiền bạc nói chung. Nhiều người không thích quản lý tiền bạc của mình bởi vì, thứ nhất, họ nói điều đó hạn chế tự do của họ, và thứ hai, họ nói họ không có nhiều tiền để quản lý.
Về lý do đầu tiên, quản lý tiền không hạn chế tự do của bạn – ngược lại, nó quảng bá thêm cho tự do ấy. Quản lý tiền của bạn cho phép bạn có thể tạo ra tự do tài chính sao cho bạn không bao giờ phải làm việc nữa. Với tôi, đó là tự do thực sự.
Với những ai dùng lý lẽ: “Tôi không có nhiều tiền đến mức cần phải quản lý” để biện minh, đúng là họ đang nhìn vấn đề sai lầm, từ đầu kia của kính viễn vọng. Thay vì họ nói: “Khi nào có nhiểu tiền, tôi sẽ bắt đầu quản lý chúng”, nhưng thực tế lại là: “Khi tôi bắt đầu biết quản lý tiền, tôi sẽ có rất nhiều tiền”.
Nói rằng “tôi sẽ bắt đầu quản lý tiền của mình ngay khi tôi bứt lên” cũng như người dư trọng lượng nói “tôi sẽ bắt đầu luyện tập và ăn kiêng ngay khi tôi giảm được mười cân.” Đó là treo củ cà rốt trước mắt con ngựa kéo cái cối xay, cái sẽ dẫn đến không đâu cả, hoặc thậm chí quay ngược lại! Trước tiên bạn phải bắt đầu xử lý tiền bạc bạn có cho đúng, rồi bạn sẽ có nhiều tiền hơn để xử lý.
Trong các lớp Millionaire Mind Intensive, tôi thường kể câu chuyện thuyết phục phần lớn mọi người, vì nó đi thẳng vào đầu họ làm trán họ nheo lại giữa hai mắt. Hãy hình dung bạn đang đi bộ dọc một con phố với đứa trẻ năm tuổi. Bạn sang đường trước một tiệm bán kem và vào trong đó. Bạn mua cho đứa trẻ một cây kem ốc quế đơn muỗng bởi vì họ không có kem cốc. Khi hai người các bạn đi ra, bạn để ý thấy cây kem chảy ra trên tay nhỏ của đứa trẻ rồi bất chợt rơi xuống. Tất cả kem đã chảy khỏi phần ốc quế hình chóp nhọn và rơi xuống mặt đường nhựa.
Đứa trẻ bắt đầu khóc. Vậy nên bạn quay lại cửa tiệm và ngay khi bạn định mua lần thứ hai, đứa trẻ nhìn thấy hình ảnh một cây kem ốc quế ba muỗng đầy mầu sắc. Đứa trẻ chỉ bức tranh đó và sung sướng reo lên, “Con muốn cái đó!”
Đến đây, có một câu hỏi. Là một người dễ chịu, yêu quí trẻ em và hào phóng như bạn, liệu bạn sẽ đi tới và mua cho đứa trẻ cây kem ba muỗng kia? Phản ứng đầu tiên của bạn có thể là “chắc rồi”. Tuy nhiên, khi cân nhắc câu hỏi kỹ hơn một chút, phần lớn người tham dự các khóa học của chúng tôi trả lời “không.” Bởi vì, tại sao bạn lại muốn đưa đứa trẻ đến với một thất bại chắc chắn? Đứa trẻ đã không thể xử lý cây kem ốc quế đơn muỗng, làm sao đứa trẻ đó có thể xử lý cây kem ba muỗng?
Điều đó cũng đúng khi nói đến vũ trụ và bạn. Chúng ta sống trong một vũ trụ dễ tính và yêu quí con người, và nguyên tắc là “Cho đến khi bạn chứng tỏ bạn có thể xử lý những gì bạn đang có, bạn sẽ không thể được nhận nhiều hơn thế!”

Qui tắc Thịnh vượng số 32:
Cho đến khi bạn chứng tỏ bạn có thể xử lý những gì bạn đang có, bạn sẽ không thể được nhận nhiều hơn thế!
Bạn phải có được thói quen và kỹ năng quản lý số tiền nhỏ trước khi bạn có thể có số tiền lớn. Hãy nhớ, chúng ta là những tạo hóa của thói quen, và vì thế thói quen quản lý tiền bạc của bạn quan trọng hơn số tiền.

Qui tắc Thịnh vượng số 33:
Thói quen quản lý tiền bạc của bạn quan trọng hơn số tiền.


Vậy chính xác bạn đang quản lý tiền của mình như thế nào? Trong các khóa đào tạo Millionaire Mind Intensive tôi dạy phương pháp quản lý tiền bạc mà nhiều người cho rằng hiệu quả và đơn giản đến kinh ngạc. Ở đây tôi sẽ trình bày với bạn một số quan điểm cơ bản để bạn có thể bắt đầu quản lý số tiền của mình. Việc đi sâu vào mọi chi tiết của vấn đề đó nằm ngoài phạm vi cuốn sách này, tuy nhiên, hãy cho phép tôi đưa ra một số điểm cơ bản để các bạn có thể bắt đầu.
Hãy mở và tách riêng một tài khoản ngân hàng gọi là tài khoản Tự do Tài chính của bạn. Bỏ vào đó 10% của mỗi đôla bạn nhận được (sau thuế). Số tiền này chỉ được sử dụng cho các vụ đầu tư, và mua hay tạo ra các dòng tiền thu nhập thụ động. Công việc của tài khoản này là xây dựng một con gà vàng đẻ ra những quả trứng vàng gọi là thu nhập thụ động. Khi nào bạn có thể chi tiêu số tiền này? Không bao giờ ! Tài khoản này không bao giờ được dùng cho chi tiêu, chỉ để đầu tư. Có thể, đến lúc bạn về hưu, bạn bắt đầu sử dụng thu nhập từ quỹ này (những quả trứng), nhưng không bao giờ được sử dụng tới số vốn gốc. Làm như vậy, nó cứ tiếp tục tăng lên và bạn sẽ không bao giờ lo sẽ rơi vào cảnh túng thiếu cả.
Có lần một học viên của tôi, Emma, kể cho tôi nghe câu chuyện của cô. Cách đây hai năm, Emma tưởng chừng sắp phải tuyên bố phá sản. Cô không muốn thế, nhưng cô cảm thấy mình không có lựa chọn nào khác. Cô đã nợ quá khả năng cô có thể xử lý. Rồi cô tham gia khóa học Millionaire Mind Intensive và học được về hệ thống quản lý tài chính. Emma đã nói, “Đây rồi. Đây là cách tôi sẽ ra khỏi mớ bòng bong này!”
Emma, như những người tham dự khác, được hướng dẫn phân chia tiền của mình thành nhiều tài khoản khác nhau. “Điều này thật tuyệt,” cô nghĩ thầm. “Tôi không có khoản tiền nào để chia ra!” Nhưng vì muốn thử, Emma quyết định chia 1 đôla mỗi tháng vào các tài khoản. Vâng, đúng vậy, chỉ 1 đôla mỗi tháng.
Theo hệ thống phân chia chúng tôi hướng dẫn, sử dụng một đôla đó, cô bỏ mười xu vào tài khoản Tự do Tài chính” FFA (Financial Freedom Account) của mình. Điều đầu tiền cô nghĩ thầm là: “Làm sao tôi có thể trở nên tự do về tài chính chỉ dựa vào mười xu mỗi tháng?” Thế là cô quyết tâm nâng gấp đôi đôla ấy mỗi tháng. Tháng thứ hai cô chia 2 đôla ra, tháng thứ ba là 4 đôla, rồi 8 đôla, 16 đôla, 32 đôla, 64 đôla, và số tiền đó cứ thể tăng lên đến tháng thứ mười hai là 2.048 đôla mà cô đã chia ra mỗi tháng.
Thế rồi hai năm sau, cô bắt đầu thu hoạch một số kết quả đáng ngạc nhiên từ sự nỗ lực của mình. Cô đã có thể bỏ 10.000 đôla vào tài khoản Tự do tài chính của mình! Cô còn phát triển thói quen quản lý tiền tốt đến mức, khi một ngân phiếu thưởng trị giá 10.000 đôla đến với cô thì cô không cần chi tiêu số tiền ấy cho bất cứ việc gì.
Giờ thì Emma đã không còn nợ nần và đang tiến trên đường của mình đến tự do tài chính. Tất cả là nhờ cô đã hành động áp dụng vào thực tế những điều đã học, cho dù chỉ với một đôla mỗi tháng.
Dù lúc này đây bạn đang có một gia tài lớn hay hầu như không có gì thì điều đó cũng không quan trọng. Điều quan trọng là bạn nên bắt đầu ngay lập tức việc quản lý những gì mình có, và bạn sẽ cảm thấy sốc khi thấy mình sẽ có nhiều hơn nhanh chóng làm sao.
Một học viên khác trong khóa Millionaire Mind Intensive của tôi từng nói: “Làm sao tôi có thể quản lý tiền khi tôi đang phải vay tiền để sống như hiện giờ?” Câu trả lời là: Hãy vay thêm một đôla nữa và quản lý đôla ấy. Dù bạn đang vay mượn hay chỉ kiếm ra vài đôla mỗi tháng, bạn vẫn phải quản lý số tiền ấy, bởi vì không chỉ có một nguyên tắc của thế giới “vật chất” đang hoạt động ở đây: đó còn có cả những nguyên tắc tinh thần. Những điều kỳ diệu về tiền bạc sẽ đến một khi bạn chứng tỏ với vũ trụ rằng bạn có thể xử lý nguồn tài chính mình sở hữu.
Thêm vào việc mở tài khoản Tự do Tài chính, hãy tạo ra một hũ Tự do Tài chính trong nhà bạn và cho tiền vào đó hàng ngày. Đó có thể là $10, $5, $1 một xu, hay toàn bộ xu lẻ của bạn. Số lượng không quan trọng, thói quen thì có. Bí quyết ở đây là đặt sự “chú ý hàng ngày”, thái độ và trí óc của bạn vào việc trở nên tự do tài chính. Mọi thứ thu hút những cáí giống mình, tiền bạc thu hút tiền bạc. Hãy để cho hũ tiền đơn giản đó của bạn trở thành nam châm tiền, hút nhiều tiền và cơ hội tự do tài chính đến với cuộc đời bạn.
Bây giờ, tôi chắc rằng đây không phải là lần đầu tiên bạn nghe lời khuyên để dành 10% số tiền của mình cho mục tiêu đầu tư lâu dài, nhưng có thể là lần đầu tiên bạn nghe nói rằng bạn phải có một tài khoản bằng như thế cho mục tiêu ngược lại, được dành riêng cho việc tiêu xài và vui chơi.
Một trong những bí quyết lớn nhất để quản lý đồng tiền là sự cân đối. Một mặt, bạn muốn để dành càng nhiều tiền càng tốt nhằm đầu tư và kiếm ra nhiều tiền hơn. Mặt khác, bạn cần bỏ 10% khác từ thu nhập của bạn vào một “tài khoản hưởng thụ”. Tại sao? Bởi vì con người là một thể thống nhất. Bạn không thể chỉ tác động đến một phần cuộc sống của bạn mà không tác động lên những phần khác. Một số người cứ để dành, để dành, để dành, và đến khi cái tôi đầy trách nhiệm và lý trí đã được toại nguyện thì phần “tinh thần bên trong” lại không thoả mãn. Cuối cùng, nhu cầu tìm kiếm niềm vui sẽ lên tiếng: “Tôi không chịu được nữa. Tôi cũng muốn được chú ý”, và nó bắt đầu hủy hoại các thành quả của bạn.
Ngược lại, nếu bạn chỉ biết tiêu xài, tiêu xài, tiêu xài thì không những bạn không bao giờ giàu lên được, mà phần trách nhiệm trong con người bạn rốt cuộc cũng sẽ tạo ra các tình huống làm bạn thậm chí không thể tận hưởng những thứ mà bạn chi tiền để có được, và bạn sẽ kết thúc với cảm giác mặc cảm tội lỗi. Sự mặc cảm ấy sẽ khiến bạn tiêu xài quá độ một cách vô thức như một cách thể hiện ra cảm xúc của mình. Mặc dù trước mắt bạn có thể cảm thấy dễ chịu đôi chút, nhưng rồi bạn cũng sẽ quay về với cảm giác có lỗi và xấu hổ. Đây là một vòng luẩn quẩn, và cách duy nhất để ngăn ngừa nó là bạn phải học cách quản lý tiền của mình một cách hiệu quả.
Tài khoản vui chơi của bạn chủ yếu được sử dụng để nuông chiều chính bạn, để làm những việc mà bình thường bạn không hay làm. Đó là dành cho những thứ rất đặc biệt như đi ăn uống tại nhà hàng và gọi một chai vang hay sâmpanh ngon nhất, hay thuê một chiếc du thuyền suốt một ngày, hay ở trong một khách sạn hạng sang để tận hưởng một đêm đắm chìm trong niềm vui và sự xa hoa.
Quy tắc của tài khoản vui chơi này là phải được “giải ngân” mỗi tháng. Đúng thế! Mỗi tháng bạn phải tiêu một số tiền trong tài khoản đó theo cách sẽ khiến bạn cảm thấy mình giàu có. Ví dụ, hãy hình dung bạn đi đến trung tâm mátxa, bỏ ra hết số tiền bạn có trong tài khoản đó tại quầy thu ngân, chỉ vào các nhân viên mátxa và nói, “Tôi muốn cả hai bạn phục vụ tôi. Nhớ có cả nhạc rock và dưa chuột muối nữa. Sau đó, mang cho tôi bữa trưa!” Như tôi nói, phải thật hoành tráng!
Cách duy nhất mà đa số chúng ta tiếp tục làm theo kế hoạch tiết kiệm này là nhờ sự bù đắp cho nó bằng kế hoach vui chơi, cái sẽ đền đáp lại những nỗ lực của chúng ta. Tài khoản này cũng được thiết kế để củng cố khả năng “đón nhận” của bạn. Nó còn khiến việc quản lý tiền trở nên thú vị và vui thích hơn.
Bên cạnh tài khoản Vui chơi và tài khoản Tự do tài chính, tôi khuyên bạn tạo ra và chia tiền vào 4 tài khoản nữa, đó là :
10% cho các khoản Tiết kiệm dài hạn dành để chi tiêu
10% cho tài khoản tự Giáo dục, học hành của bạn
55% cho tài khoản Nhu yếu phẩm của bạn
5% cho tài khoản Cho đi của bạn
Người nghèo nghĩ rằng đó tất cả chỉ phụ thuộc vào thu nhập. Họ tin bạn phải kiếm được rất nhiều tiền để trở nên giàu có. Tuy nhiên, đó là cách nghĩ quá đơn giản! Thực tế là nếu bạn quản lý tiền của mình theo như chương trình này, bạn có thể trở nên được tự do tài chính bằng khoản thu nhập tương đối thấp. Nếu bạn không biết quản lý tiền của mình, bạn không thể trở nên tự do tài chính, thậm chí với một thu nhập khổng lồ. Đấy là lý do tại sao nhiều chuyên gia thu nhập cao như các bác sĩ, luật sư, vận động viên, và thậm chí các kế toán viên – thường đều bị túng quẫn, bởi vì điều quan trọng không phải là bạn thu nhập bao nhiêu, điều quan trọng là bạn sẽ làm gì với thu nhập đó.
Một người tham dự khóa học của chúng tôi, John, nói với tôi rằng khi lần đầu nghe về hệ thống quản lý tiền này anh nghĩ “Nó đơn điệu làm sao! Tại sao bất cứ ai phải tốn thời gian quí báu của họ để làm điều đó?” Rồi sau đó trong thời gian khóa học cuối cùng anh đã nhận ra rằng nếu anh muốn một ngày nào đó được tự do tài chính, đặc biệt là muốn sớm hơn là muộn, anh cũng sẽ phải quản lý tiền bạc của mình, đơn giản là như người giàu làm.
John đã phải học thói quen mới đó bởi vì nó chắc chắn vốn không phải là tự nhiên đối với anh. Anh nói nó làm anh nhớ lại mình khi tập ba môn thể thao phối hợp. Anh thực sự rất khá trong môn bơi và xe đạp, nhưng lại ghét môn chạy. Nó làm anh đau chân, đầu gối, và lưng. Anh thường cứng đờ người sau mỗi buổi tập. Anh thường bị khó thở và phổi anh như bị cháy mỗi lần như vậy, thậm chi nếu anh không chạy nhanh! Anh từng khiếp sợ môn chạy.
Tuy nhiên, anh biết rằng nếu muốn trở thành vận động viên ba môn phối hợp hàng đầu, anh phải học chạy và chấp nhận nó như một phần việc phải làm để thành công. Không như trong quá khứ John tránh né môn chạy, bây giờ anh quyết định chạy hàng ngày. Sau vài tháng, anh bắt đầu thấy thích chạy và cuối cùng anh luôn ngóng chờ nó hàng ngày.
Điều đó cũng xảy ra chính xác như thế với John trong lĩnh vực quản lý tiền. Lúc đầu anh ghét từng phút của nó nhưng dần dần anh trở nên thích nó. Bây giờ, anh ngóng trông đến khi nhận lương và chia nó vào các tài khoản khác nhau! Anh cũng thích thú quan sát tổng tài sản của mình tăng dần từ zero lên đến trên 300,000 đôla như thế nào và nó còn tăng nữa.
Điều đó dẫn đến: hoặc là bạn kiểm soát tiền, hoặc nó sẽ kiểm soát bạn. Để kiểm soát tiền, bạn phải quản lý nó.
Tôi thích nghe các học viên kết thúc khóa học chia sẻ họ đã cảm thấy tự tin hơn như thế nào về tiền bạc, thành công và bản thân họ từ khi họ bắt đầu quản lý tiền bạc của họ một cách hiệu quả. Điều hay nhất là sự tự tin đó truyền sang các lĩnh vực khác trong cuộc sống của họ và mang lại cho họ hạnh phúc, quan hệ và thậm chí cả sức khỏe của họ.
Tiền bạc là phần quan trọng trong cuộc sống của bạn, và khi bạn học được cách kiểm soát tài chính của mình, tất cả mọi lĩnh vực của cuộc sống sẽ được nâng cao.
Lời tuyên bố: Hãy đặt tay lên ngực bạn và nói:

“Tôi là người quản lý tiền tuyệt vời!”.Hãy đặt tay lên trán bạn và nói:
“Tôi có Tư Duy Triệu Phú!”


Những hành động của Tư Duy Triệu Phú:
1. Hãy mở tài khoản ngân hàng Tự do Tài chính của bạn. Cho 10 phần trăm của tất cả thu nhập (sau thuế) của bạn vào tài khoản đó. Số tiền này bạn sẽ không bao giờ được chi tiêu, chỉ được đầu tư để đem lại thu nhập thụ động cho bạn về hưu.
2. Hãy lập hũ Tư do Tài chính trong nhà bạn và bỏ tiền vào đó hàng ngày. Đó có thể là $10, $5, $1, một xu, hay toàn bộ số tiền lẻ của bạn. Điều đó sẽ hướng sự chú ý hàng ngày của bạn vào tự do tài chính của bạn, và khi sự chú ý đi đến đâu, kết quả sẽ hiện ra ở đó.
3. Hãy mở tài khoản Vui chơi hay lập hũ Vui chơi trong nhà bạn rồi bỏ vào đó 10 phần trăm tất cả thu nhập của bạn. Cùng với tài khoản vui chơi và tai khoản tự do tài chính của bạn. Hãy mở thêm bốn tài khoản và gửi vào đó những số tiền theo phần trăm tổng thu nhập của bạn như sau:
10% cho các khoản Tiết kiệm dài hạn dành để chi tiêu
10% cho tài khoản tự Giáo dục, học hành của bạn
55% cho tài khoản Nhu yếu phẩm của bạn
5% cho tài khoản Cho đi của bạn
4. Hãy bắt đầu quản lý ngay từ bây giờ bất cứ số tiền nào bạn hiện có. Không được trì hoãn đến một ngày khác. Thậm chí nếu bạn chỉ có một đôla, hãy quản lý đôla đó. Bỏ mười xu vào tài khoản FFA, mười xu khác vào tài khoản vui vẻ.
Chỉ với một hành động này không thôi bạn sẽ gửi vào vũ trụ thông điệp rằng bạn đã sẵn sàng cho nhiều tiền hơn. Tất nhiên, nếu bạn có thể quản lý nhiều hơn, bạn sẽ có nhiều hơn.
——————————-
Câu chuyện thành công từ Christine Klose
Từ: Christine Klose
To: Harv Eker
Nói đơn giản, sau khi tham gia khóa học Millionaire Mind Intensive của T.Harv Eker, quan hệ của tôi với tiền bạc hoàn toàn thay đổi, và doanh nghiệp của tôi mở rộng thêm 400 phần trăm trong vòng một năm.
Quan trọng nhất, chồng tôi và tôi cuối cùng hiểu việc tiết kiệm 10 phần trăm của thu nhập của chúng tôi mỗi tháng là quan trọng, bất kể đó là gì. Bây giờ, tôi hạnh phúc nói rằng, chúng tôi đã tiết kiệm được nhiều trong vài năm sau khi tham dự chương trình của Harv hơn là chúng tôi đã làm trong mười lăm năm trước đó.
Thêm nữa, những kỹ thuật chúng tôi đã học được để giải quyết các vấn đề tiền bạc trong quan hệ của chúng tôi đã giữ cho chúng tôi tránh được những tranh cãi tiền bạc từ đó.
Hệ thống quản lý tiền bạc của Harv rất dễ để thực hiện và có hiệu quả!
Chúc bạn thành công.
———————————