Mười bảy sự khác biệt
PHẦN IISUY NGHĨ THỊNH VƯỢNG
Mười bảy sự khác biệt trong suy nghĩ và hành động
của người giàu so với người nghèo và trung lưu
Trong Phần I cuốn sách chúng ta đã thảo luận về Quá trình Tiến triển.
“Quá trình Tiến triển” là: tư duy sinh ra cảm xúc, cảm xúc chi phối hành động và hành động tạo ra kết quả. Tất cả đều bắt đầu từ những ý nghĩ được tạo ra trong trí óc chúng ta. Thật kỳ diệu rằng trí não ta gần như là yếu tố nền tảng của cuộc sống, vậy mà cho tới bây giờ, đa số chúng ta vẫn hầu như không hề biết bộ máy quan trọng này hoạt động thế nào? Vậy chúng ta bắt đầu quan sát thử xem nó hoạt động ra sao.
Nói một cách hình tượng, bộ óc của bạn không gì khác hơn là một chiếc tủ hồ sơ thật lớn, tương tự những chiếc tủ hồ sơ mà bạn thấy ở văn phòng hay trong nhà bạn vậy. Tất cả thông tin đến bạn được ghi nhãn và xếp theo các xấp hồ sơ vào đó sao cho có thể dễ dàng tìm kiếm và lấy ra khi cần thiết để giúp bạn sống sót. Bạn có nghe rõ không? Tôi không nói để phát triển, tôi nói để sống sót.
Trong mọi trường hợp, bạn luôn tìm đến các ngăn lưu trữ thông tin trong trí óc mình là để tìm cách phản ứng. Ví dụ, khi bạn đang cân nhắc để xử lý một cơ hội tài chính. Bạn sẽ tự động tìm đến tập hồ sơ có nhãn “tiền bạc” và từ đó quyết định làm gì. Những ý tưởng duy nhất bạn có thể có về tiền bạc là những gì bạn đã lưu trữ trong ngăn hồ sơ tiền bạc của bạn. Đó là tất cả những gì bạn có thể nghĩ về tiền bạc, bởi vì tất cả những gì thuộc phạm trù “tiền” bạc tồn tại trong bộ óc bạn cho đến lúc này đều được giữ ở đó.
Bạn sẽ quyết định dựa trên những điều mà bạn tin là hợp lẽ, có thể lý giải được và phù hợp với bạn tới thời điểm đó. Bạn quyết định theo bạn nghĩ là một sự lựa chọn đúng. Tuy nhiên, đôi khi sự “lựa chọn đúng đắn” đó của bạn có vẻ như không phải là một lựa chọn thành công. Thậm chí, những gì tưởng chừng là chân giá trị mà bạn tuyệt đối tin tưởng lại có thể liên tục đưa lại những kết quả vô cùng thảm hại.
Ví dụ, giả sử vợ tôi đang trong phòng này, để dễ cho tôi hình dung. Cô ấy nhìn thấy cái túi xách màu xanh này. Nó đang được bán giảm giá 25 %. Cô ấy sẽ lập tức tìm đến hồ sơ trong trí óc mình với câu hỏi “tôi có nên mua cái túi này?” Trong vòng một phần tỷ giây, trí óc của cô ấy đưa ra câu trả lời: “Bạn đang tìm mua túi màu xanh để dùng với đôi giầy xanh bạn mua tuần trước. Thêm nữa, đây đúng là cỡ của bạn. Hãy mua nó!” Trong khi vội vã đi ra quầy tính tiền, trí óc cô ấy không chỉ thì thầm rằng cô đang sắp có cái túi đẹp ấy mà còn hân hoan với niềm tự hào rằng cô mua nó với giá giảm 25 phần trăm.
Đối với trí óc cô ấy, việc mua bán này hoàn toàn hợp lý. Cô muốn nó, cô tin rằng cô cần nó, và đó là cơ hội mua rẻ!. Tuy nhiên, không bao giờ trí óc cô ấy lại đưa ra ý nghĩ, “ Đúng, đây là cái túi đẹp, và đúng đây là cơ hội tốt, nhưng hiện nay tôi đang nợ ba nghìn đôla, vậy nên tốt hơn là tôi ngừng mua nó lại đã.”
Cô ấy đã không tìm ra những thông tin này bởi vì không có bộ hồ sơ nào trong đầu cô chứa điều đó. Bộ hồ sơ “Khi bạn đang nợ nần, đừng mua bất cứ cái gì nữa” chưa bao giờ được cài đặt trong đầu cô và nó không tồn tại, có nghĩa là khả năng lựa chọn đó không phải một phương án để cân nhắc.
Bạn có nắm được suy luận của tôi? Nếu bạn chỉ tìm thấy trong tủ tài liệu của mình những bộ hồ sơ không phục vụ cho thành công tài chính của bạn, chúng vẫn sẽ là những lựa chọn duy nhất bạn có thể làm. Chúng sẽ là lựa chọn rất tự nhiên, tự động và hoàn toàn hợp lý đối với bạn. Nhưng rốt cuộc, chúng sẽ vẫn đem lại sự thất bại tài chính hoặc ít nhất là sự hoang phí. Ngược lại, nếu bạn có trong trí óc những hồ sơ củng cố, tăng cường cho thành công tài chính, rất tự nhiên và hoàn toàn tự động bạn sẽ đưa ra quyết định mang lại thành công. Bạn thậm chí không phải nghĩ về điều đó. Cách nghĩ tự nhiên của bạn sẽ kết trái trong thành công, giống như Donald Trump vậy. Cách nghĩ thông thường của ông ấy sinh ra thịnh vượng.
Khi giải quyết các vấn đề liên quan đến tiền, sẽ thật là tuyệt vời nếu bạn có thể suy nghĩ y hệt như người giàu? Tôi hy vọng bạn sẽ nói “tất nhiên” hoặc điều gì đó tương tự.
Vâng, bạn có thể!
Như chúng ta đã khẳng định ở phần trên, bước đầu tiên trong bất kỳ sự thay đổi nào cũng phải là sự nhận thức, có nghĩa là bước đầu tiên để suy nghĩ theo cách của người giàu là bạn phải biết người giàu suy nghĩ như thế nào.
Người giàu suy nghĩ rất khác với người nghèo và giới trung lưu. Họ nghĩ khác về tiền bạc, sự thịnh vượng, về bản thân họ, về người khác, và hầu như trong mỗi phương diện của cuộc sống.
Trong Phần II cuốn sách này chúng ta sẽ cùng xem xét lại một số sự khác biệt đó, và như một phần của việc tái định hình suy nghĩ của bạn, chúng ta sẽ cài đặt mười bảy bộ hồ sơ thịnh vượng theo chọn lựa vào trong trí óc bạn. Cùng với những bộ hồ sơ mới là những sự lựa chọn mới. Nhờ đó bạn có thể nhận ra khi nào bạn đang suy nghĩ như người nghèo và như người trung lưu để một cách có ý thức chuyển sang và tập trung suy nghĩ như người giàu.
Hãy nhớ rằng, bạn có thể chọn những cách suy nghĩ sao cho bạn được ủng hộ, tiếp sức để đến hạnh phúc và thành công thay vì theo cách không như thế.
Qui tắc Thịnh vượng số 10:
Bạn có thể chọn những cách suy nghĩ sao cho bạn được ủng hộ, tiếp sức để đến hạnh phúc và thành công thay vì theo cách không như thế.
Vài điều trước khi bắt đầu. Trước hết, trong mọi cách hiểu, trường hợp, tình huống tôi không có ý định hạ thấp gía trị của người nghèo hay không thông cảm với hoàn cảnh của họ. Tôi không tin rằng người giàu tốt hơn người nghèo. Họ chỉ giàu hơn thôi. Đồng thời, tôi muốn chắc chắn các bạn hiểu một thông điệp, rằng tôi sẽ trình bày những khác biệt tự nhiên giữa người giàu và người nghèo theo tính thái cực tượng trưng có thể được.
Thứ hai, khi bàn luận về người giàu, người nghèo và những người thuộc tầng lớp trung lưu, tôi chỉ muốn đề cập đến các đặc tính tâm lý của họ, nghĩa là về cách suy nghĩ và hành xử khác nhau thế nào của họ, chứ tôi không có ý đánh giá số tiền thật sự mà họ có, hay vai trò của họ trong xã hội.
Thứ ba, tôi hiểu rằng không phải tất cả người giàu cũng như tất cả người nghèo, đều giống như cách tôi mô tả. Tuy nhiên, mục đích của tôi là làm sao chắc chắn bạn hiểu được từng suy nghĩ, những qui tắc và sử dụng chúng.
Thứ tư, trong phần lớn trường hợp, tôi sẽ không đề cập đến tầng lớp trung lưu một cách cụ thể, bởi vì ở những người thuộc tầng lớp trung lưu thường có sự pha trộn giữa trạng thái tâm lý của người giàu và người nghèo. Một lần nữa, mục đích của tôi là giúp bạn nhận thức về vị trí tương ứng của mình trong góc độ đó, qua đó giúp bạn suy nghĩ theo cách của người giàu nhiều hơn, nếu bạn muốn trở nên giàu có.
Thứ năm, nhiều nguyên tắc ở đây liên quan đến các thói quen và hành động nhiều hơn là các cách suy nghĩ. Nhưng bạn đừng quên rằng hành động của chúng ta bắt nguồn từ cảm xúc, mà cảm xúc bắt nguồn từ suy nghĩ. Kết quả là mọi hành động vì thịnh vượng sẽ chỉ xuất phát từ những cách suy nghĩ thịnh vượng.
Cuối cùng, tôi khuyên các bạn chấp nhận từ bỏ khái niệm sự đúng đắn! Điều tôi muốn nói là các bạn đồng ý từ bỏ việc làm theo cách của bạn. Tại sao? Bởi vì cách của bạn đã dẫn bạn đến tình trạng của bạn hiện nay. Nếu bạn vẫn muốn nó như thế, hãy vẫn cứ làm theo cách của bạn. Nếu bạn vẫn chưa giàu có, không sao, có thể đây là lúc bạn cân nhắc một cách sống khác, nhất là cách đó đến từ những người rất rất giàu có và nó đã giúp hàng nghìn người khác cùng bước lên con đường thịnh vượng. Điều đó là tùy thuộc vào bạn.
Những giải pháp mà bạn sẽ học rất đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả. Chúng làm nên những thay đổi thực sự với những con người thực trong thế giới thực này. Làm sao tôi biết? Tại công ty tôi, Công ty Đào tạo Tiềm năng Đỉnh cao, chúng tôi nhận được hàng nghìn lá thư và thư điện tử hàng năm nói cho chúng tôi về việc từng qui tắc thịnh vượng đã thay đổi cuộc sống của mọi người như thế nào. Nếu bạn học được và sử dụng chúng, tôi chắc chắn rằng chúng sẽ thay đổi cả cuộc sống của bạn.
Ở phần cuối mỗi phân đoạn bạn sẽ gặp một lời tuyên bố và một số hành động cụ thể để neo chúng vào cơ thể và cuộc sống của bạn.
Bạn cũng sẽ tìm thấy danh sách những hành động cần làm để giúp bạn hấp thụ những qui tắc thịnh vượng đó. Một điều quan trọng là bạn phải đưa từng qui tắc vào cuộc sống của bạn càng nhanh càng tốt sao cho những kiến thức có thể chuyển sang dạng năng lượng vật chất, vào từng tế bào và tạo nên những thay đổi liên tục và bền vững.
Đa số mọi người đều hiểu rằng chúng ta là những tạo hóa của thói quen, nhưng không mấy ai nhận ra rằng luôn tồn tại hai loại thói quen đối lập nhau: thói quen thực hiện và thói quen không thực hiện. Tất cả những việc bạn không làm ngay bây giờ nói lên rằng, bạn đang ở trong tình trạng thói quen không thực hiện đấy. Cách duy nhất để thay đổi thói quen không thực hiện thành thói quen thực hiện là… thực hiện ngay những công việc đó. Đọc sách sẽ hỗ trợ bạn, nhưng khoảng cách giữa đọc sách và thực hiện là cả một thế giới khác biệt. Nếu bạn thật sự nghiêm túc đối với vấn đề thành công của mình, hãy chứng tỏ điều đó, và thực hiện những hành động được đề ra.
Suy nghĩ Thịnh vượng số 1
Người giàu tin “Tôi tạo ra cuộc đời tôi.”
Người nghèo tin “Cuộc sống toàn những sự việc bất ngờ xảy đến với tôi.”
Nếu muốn tạo ra thịnh vượng, điều quan trọng là bạn phải tin rằng bạn là người cầm lái của cuộc đời mình, đặc biệt là cuộc sống tài chính của bạn. Nếu bạn không tin điều đó, vậy là bạn vốn dĩ đã tin rằng bạn không thể kiểm soát được hoặc kiểm soát rất ít cuộc sống của mình, và do vậy bạn không thể kiểm soát được hoặc kiểm soát rất ít khả năng thành công tài chính của bạn. Đó không phải là một thái độ để giàu có.
Bạn có bao giờ để ý rằng thông thường chỉ những người nghèo mới làm tiêu tan cả gia tài vào trò chơi xổ số không? Họ thành tâm tin rằng sự giàu có sẽ đến với họ nhờ ai đó sẽ đọc tên họ lên sau một cuộc rút thăm. Họ bỏ cả buổi tối thứ bảy để dán mắt vào ti vi, hồi hộp theo dõi buổi xổ số để xem tuần này vận may có “rơi” trúng mình hay không.
Chắc chắn ai cũng muốn trúng số, và những người giàu thỉnh thoảng cũng vẫn chơi cho vui. Nhưng thứ nhất, họ không bao giờ chấp nhận bỏ ra một nửa thu nhập của mình để mua vé số, và thứ hai, việc trúng số không phải là chiến lược làm giàu chủ yếu của họ.
Bạn phải tin rằng bạn là người tạo ra thành công của mình, rằng bạn là người tạo ra sự khốn quẫn của bạn, và rằng bạn là người tạn nên những khó khăn xung quanh tiền bạc và thành công của bạn. Dù với ý thức hay không có ý thức, vẫn chỉ là bạn đã làm nên tất cả những điều đó.
Thay vì chịu trách nhiệm trước những gì diễn ra trong cuộc sống của mình, người nghèo thường chọn cách chơi trò đóng vai làm nạn nhân. Suy nghĩ thiên về coi mình là nạn nhân thường là “khốn khổ thân tôi”. Vậy là cầu được ước thấy, theo Qui luật Sức mạnh của Ý định, đó là tất cả những gì nạn nhân nhận: Họ nhận được sự “khốn khổ”.
Hãy để ý rằng tôi nói họ chơi trò đóng vai làm nạn nhân. Tôi không nói họ là những nạn nhân. Tôi không tin ai đó là nạn nhân. Tôi tin rằng người ta tự nguyện đóng vai nạn nhân bởi vì họ nghĩ điều đó đem lại cho họ cái lợi gì đó. Chúng ta sẽ thảo luận điều đó chi tiết hơn ngay sau đây.
Làm sao bạn biết khi nào thì người ta đóng vai nạn nhân? Thường thì họ sẽ để lại ba đầu mối là những dấu hiệu để nhận biết.
Bây giờ, trước khi chúng ta nói về những đầu mối đó, tôi muốn bạn hiểu rằng tôi hoàn toàn hiểu rõ không có cách cư xử nào liên quan gì với bất kỳ ai đọc cuốn sách này. Nhưng có thể, chỉ là có thể thôi, ban có thể biết ai đó có thể có gì đó liên quan. Và có thể, chỉ là có thể thôi, bạn có thể biết người đó một cách rất gẫn gũi! Dù sao, tôi cũng đề nghị bạn hết sức để ý đến chương này.
Dấu hiệu Nạn nhân số 1: Đổ lỗi
Khi tìm hiểu nguyên nhân tại sao mình không thành công về mặt tài chính, hầu hết nạn nhân đều là chuyên gia trong “trò chơi đổ lỗi.” Đối tượng của trò chơi này là tìm xem có bao nhiêu người và hoàn cảnh để bạn có thể chĩa ngón tay vào mà không phải xem xét đến chính bản thân bạn. Ít ra, điều đó cũng làm những nạn nhân vui thích. Không may là, đó không phải là điều dễ chịu đối với bất kỳ ai khác đang không may mắn ở xung quanh họ. Bởi vì ai càng ở gần nạn nhân càng dễ dàng trở thành mục tiêu đổ lỗi của họ.
Những nạn nhân thường đổ lỗi cho nền kinh tế, họ đổ lỗi cho chính phủ, đổ lỗi cho thị trường chứng khoán, đổ lỗi cho những người môi giới, đổ lỗi cho chủ, cho người làm thuê của họ, cho quản lý, cho trưởng phòng, cho người đứng trên hay dưới mạng lưới của họ, cho dịch vụ khách hàng, cho phòng vận chuyển, cho đối tác, cho bạn đời, họ đổ lỗi cả Chúa, và tất nhiên họ luôn luôn đổ lỗi cho cha mẹ mình. Bao giờ cũng là ai đó khác hay cái gì đó khác có lỗi. Thế nhưng, vấn đề lại không nằm ở bất cứ sự việc, hiện tượng hoàn cảnh hay con người nào khác, mà là ở chính họ.
Dấu hiệu Nạn nhân số 2: Bao biện
Nếu những nạn nhân không đổ lỗi thì bạn sẽ thấy họ là người hay bao biện hoặc lý giải tình huống của mình bằng những lời như: “Với tôi, tiền không phải là thực sự quan trọng”. Tôi chỉ muốn hỏi bạn câu này: Nếu bạn nói rằng chồng bạn hay vợ bạn, bạn trai hay bạn gái của bạn, đối tác của bạn hay bạn bè bạn không quan trọng với bạn, liệu bất cứ ai trong những người đó sẽ ở được bên bạn lâu dài không? Tôi không tin là có, và với tiền bạc cũng như vậy!
Tại một hội thảo nóng của tôi, một số người tham dự thường lên chỗ tôi và nói: “Anh biết không, Harv, tiền bạc thực sự không quan trọng đến thế”. Tôi nhìn thẳng vào mắt họ và nói, “Bạn vừa bị khánh kiệt! Đúng không?” Họ thường nhìn xuống chân mình và yếu ớt trả lời bằng những gì đó như “Vâng, hiện thì tôi đang có một số thử thách tài chính, nhưng…” Tôi ngắt lời, “Không, đó không phải chỉ hiện nay, mà luôn luôn như thế; bạn luôn luôn túng quẫn hoặc gần như vậy, đúng thế và chỉ có đúng là thế, phải không?” Đến điểm đó thường họ gật đầu đồng ý và rất đáng thương trở về chỗ của họ, sẵn sàng nghe để học, vì cuối cùng họ hiểu ra rằng chỉ một niềm tin sai lầm đó của họ đã ảnh hưởng quyết định và nặng nề lên cuộc sống của họ biết bao.
Tất nhiên là họ bị phá sản. Liệu bạn có mua một chiếc xe nếu nó không thực sự quan trọng đối với bạn? Tất nhiên là không. Liệu bạn có mua một đồ vật quý giá nếu bạn khẳng định là nó không quan trọng với bạn? Tất nhiên không. Cũng như thế, nếu bạn không nghĩ tiền bạc là quan trọng, đơn giản sẽ không bao giờ bạn có chút tiền nào cả.
Bạn có thể làm lóe mắt bạn bè mình bằng quan niệm đó. Hãy hình dung bạn đang nói chuyện với người bạn và người đó bảo: “Tiền bạc không quan trọng”. Hãy đặt tay lên trán bạn/ và nhìn thẳng lên như là bạn đang nhận thông điệp từ thiên đàng, và tuyên bố: “Anh đang túng quẫn!” Điều đó sẽ làm người bạn của bạn bị sốc và hỏi lại không hoài nghi gì: “Làm sao anh biết?” Rồi bạn sẽ vặn chặt cánh tay hay bàn tay mình và trả lời, “Thế anh còn muốn biết gì nữa? Đây sẽ là năm mươi-năm mươi nhé, xin mời!”
Để tôi giải thích một cách thô sơ: Bất kỳ ai nói tiền bạc không quan trọng đều không có xu nào! Người giàu luôn hiểu được tầm quan trọng của tiền bạc và vị trí của nó trong xã hội. Mặt khác, người nghèo lại xác nhận cho sự vô lý và bất lực trong tài chính của mình bằng cách viện dẫn những phép so sánh khập khiễng. Họ sẽ nói, “Vâng, tiền không quan trọng như tình yêu”. Nào, sự so sánh này có mù mờ không? Cái gì quan trọng hơn, tay bạn hay chân bạn? Có thể cả hai đều quan trọng.
Vì thế, tôi muốn nhấn mạnh với bạn một lần nữa rằng tiền bạc là thứ cực kỳ quan trọng trong những lĩnh vực mà nó phát huy tác dụng, và ngược lại, nó sẽ chẳng đóng vai trò gì trong những lĩnh vực nó không có tác dụng. Mặc dù tình yêu có thể làm cho thế giới này rung chuyển, nhưng chắc chắn tình yêu không thể nào trả tiền để xây dựng nhà cửa, bệnh viện, nhà thờ, trường học hay nhà ở. Và tình yêu cũng không nuôi sống con người.
Qui tắc Thịnh vượng số 11:
Tiền bạc là thứ cực kỳ quan trọng trong những lĩnh vực mà nó phát huy tác dụng, và ngược lại nó sẽ chẳng đóng vai trò gì trong những lĩnh vực nó không có tác dụng.
Không thuyết phục? Vậy hãy thanh toán các hóa đơn của bạn bằng tình yêu. Vẫn không chắc lắm? Vậy bạn hãy ghé vào ngân hàng và thử ký gửi một ít tình yêu xem chuyện gì xảy ra? Tôi bớt giúp bạn khó khăn này nhé. Người thu tiền sẽ nhìn bạn như bạn vừa trốn ra từ nhà thương điên và chỉ thốt ra một từ: “Bảo vệ!”
Không người giàu nào cho rằng tiền không quan trọng. Và nếu tôi vẫn không thuyết phục được bạn và dù sao bạn vẫn cho rằng tiền bạc không quan trọng, thì tôi chỉ còn bốn từ dành cho bạn: bạn đã phá sản, và bạn sẽ luôn luôn như thế cho đến khi bạn loại bỏ bộ hồ sơ hủy hoại này trong kế hoạch tài chính trong đầu bạn.
Dấu hiệu Nạn nhân số 3: Oán trách
Oán trách là một điều hết sức tồi tệ bạn có thể làm đối với sức khỏe hay sự sung túc của bạn. Đó là điều tồi tệ nhất! Tại sao?
Tôi luôn tin vào Quy luật Vũ trụ, cho rằng: “Bạn tập trung vào điều gì, điều đó sẽ mở rộng”. Khi bạn oán trách, bạn đang chú tâm vào cái gì, vào những cái tốt cho cuộc sống của bạn hay vào những những rắc rối cho bạn? Thường là bạn tập trung vào những phiền toái cho cuộc sống của bạn, và vì những gì bạn tập trung vào sẽ mở rộng, như thế bạn chỉ nhận được ngày càng nhiều những phiền toái.
Các giảng viên trong lĩnh vực phát triển con người thường nói về Luật hấp dẫn. Luật này phát biểu rằng “những thứ giống nhau thì hấp dẫn nhau”, nghĩa là khi bạn ca thán, bạn thực ra đang hấp dẫn những phiền toái đến với mình.
Qui tắc Thịnh vượng số 12:
Khi bạn than thở, oán trách thì bạn đang trở thành một thỏi nam châm sống hút về mình những rắc rối và phiền toái.
Bạn đã bao giờ nhận ra rằng những người hay than vãn, kể lể thường có một cuộc sống khó khăn? Dường như mọi thứ có thể sinh ra rắc rối ở trên đời này đều xảy đến với họ vậy. Họ nói: “Làm sao tôi không phàn nàn được cơ chứ? Bạn xem cuộc sống của tôi tồi tệ đến mức nào”. Bây giờ khi bạn biết rõ hơn, bạn có thể giải thích cho họ, “Không, đó chính vì anh luôn ca thán rằng cuộc đời anh toàn cái dở, tệ. Ngưng ngay đi…và đừng đứng gần tôi!”
Điều này đưa chúng ta tới một điểm khác. Đó là bạn hãy luôn chắc chắn để không đến quá gần một người hay than vãn. Nếu nhất thiết phải ở bên cạnh họ, hãy nhớ đề cao cảnh giác, nếu không, thể nào những chuyện tào lao của họ cũng sẽ cuốn bạn vào!
Tôi luôn giữ khoảng cách càng xa càng tốt với những người hay oán thán, bởi vì những năng lượng tiêu cực rất dễ lây lan. Tuy nhiên, nhiều người lại thích đi lại và lắng nghe những kẻ oán thán. Tại sao? Rất đơn giản: họ đợi đến lượt mình! “Anh nghĩ thế là tệ ư? Hãy nghe chuyện gì đã xảy đến với tôi!”
Đây là một bài tập về nhà mà tôi cam kết sẽ thay đổi cuộc đời bạn. Trong bảy ngày tiếp theo, tôi thách thức các bạn không oán thán bất cứ điều gì. Không chỉ nói ra, mà cả trong đầu bạn nữa. Nhưng bạn phải làm điều đó trong suốt cả bảy ngày. Tại sao? Bởi vì trong mấy ngày đầu bạn có thể vẫn còn một số oán thán như cặn phân bám cứng vào trong bạn từ trước. Rất tiếc, phân không di chuyển với tốc độ ánh sáng, bạn biết đấy, nó di chuyển với tốc độ của phân, nên cần có thời gian để vệ sinh nó ra.
Tôi đã đưa thử thách này cho hàng nghìn người và tôi đã kinh ngạc làm sao khi rất nhiều trong số họ đã nói với tôi rằng chỉ một cái đó thôi, một bài tập “chẳng ra bài tập” ấy đã thay đổi cuộc sống của họ. Tôi đảm bảo bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy cuộc sống của bạn trở nên kỳ diệu làm sao khi bạn ngưng tập trung vào – và nhờ thế ngưng thu hút đến cho mình những thứ tồi tệ. Nếu bạn từng là người hay ca thán, từ nay hãy tạm quên việc hấp dẫn sự thành công đi. Với phần lớn, chỉ giữ sao cho được “trung hòa” cũng đã là sự khởi đầu tuyệt vời.
Việc đổ lỗi, biện minh và oán trách chỉ có tác dụng như liều thuốc an thần. Chúng không là gì khác hơn thuốc giảm ức chế. Chúng có thể làm dịu bớt căng thẳng do thất bại gây nên. Hãy suy nghĩ điều đó. Nếu một người không thất bại đâu đó, thế này hay thế khác, liệu người đó có cần đổ lỗi, biện minh, oán thán? Thông thường câu trả lời là không.
Từ nay, nếu bạn nghe thấy mình đổ lỗi, biện minh hay oán trách, hãy ngừng ngay và thôi hẳn lập tức. Hãy tự nhắc nhở mình rằng bạn tạo ra cuộc sống của bạn và từng phút, từng khắc thời gian một bạn sẽ thu hút hoặc thành công hoặc tệ hại đến cho mình. Vì thế, việc rất quan trọng là bạn phải chọn ý nghĩ và chọn từ ngữ của mình một cách thật cẩn trọng, tỉnh táo!
Bây giờ bạn đã sẵn sàng để nghe một trong những bí mật quan trọng nhất trên thế giới. Bạn đã sẵn sàng chưa? Hãy đọc kỹ: Không hề có một nạn nhân nào thực sự giàu có! Bạn có hiểu không? Tôi sẽ nói lần nữa: Không hề có một nạn nhân nào thực sự giàu có. Nếu không thế, liệu có ai sẽ lắng nghe họ đây? “Trời ơi, có một vết xước trên du thuyền của tôi!”. Nghe thể thì hầu như bất cứ ai cũng sẽ trả lời “Ai mà quan tâm cơ chứ?”
Qui tắc Thịnh vượng số 13:
Không hề có một nạn nhân nào thực sự giàu có!
Trong khi đó, là một nạn nhân nhất định sẽ được đền bù. Người ta nhận được những gì khi tự đóng vai nạn nhân? Câu trả lời là sự quan tâm. Sự quan tâm quan trọng thế sao? Bạn hãy tin là thế. Trong dạng này hay dạng khác, đó chính là điều phần đông người ta sống vì nó. Và lý do mà người ta sống để được quan tâm là vì họ đã mắc một nhầm lẫn nghiêm trọng. Đó chính là sự nhầm lẫn mà hầu như tất cả chúng ta thường mắc phải. Chúng ta đã lẫn lộn sự quan tâm với tình yêu.
Tin tôi đi, thực sự hạnh phúc và thành công khi bạn liên tục cần có và đòi hỏi sự quan tâm là điều không thể có. Bởi vì, nếu không có sự quan tâm bạn muốn, bạn đang sống trong sự thương hại của người khác.
Bạn sẽ có kết cục như một kẻ luôn cố làm hài lòng người khác để van xin sự tán đồng. Việc luôn tìm kiếm sự quan tâm cũng là một vấn đề bởi vì người ta có thể làm những điều ngu xuẩn để có được nó. Vì vậy, nhất thiết phải tách biệt sự quan tâm với tình yêu, vì nhiều lý do.
Trước hết, bạn sẽ thành công hơn; thứ hai, bạn sẽ hạnh phúc hơn; và thứ ba, bạn có thể tìm thấy tình yêu thực sự trong đời mình. Trong phần lớn trường hợp, khi người ta lẫn lộn tình yêu và sự quan tâm, người ta không hề yêu nhau theo đúng tinh thần cao cả của từ này. Họ yêu nhau phần lớn là vì sự ích kỷ của bản thân họ, như là “Tôi yêu cái em làm cho tôi”. Vì thế, quan hệ đó thực sự là quan hệ cá nhân, không phải dành cho người khác hay ít nhất dành cho cả hai người.
Khi tách biệt sự quan tâm ra khỏi tình yêu, bạn sẽ tự do để có thể yêu một người vì chính con người họ, chứ không phải vì những điều mà họ đã làm cho bạn.
Bây giờ, như tôi đã nói, không hề có nạn nhân nào thực sự giàu có. Vậy nếu để là một nạn nhân, những người tìm kiếm sự quan tâm hãy tin chắc chắn rằng họ sẽ không bao giờ giàu có được.
Đã đến lúc phải quyết định. Bạn có thể là một nạn nhân hoặc bạn có thể giàu có, nhưng bạn không thể là cả hai. Hãy nghe rõ! Mỗi lần, và ý tôi là mỗi lần, bạn đổ lỗi, bao biện, hay oán trách, bạn đang cắt xẻ vào cổ họng tài chính của mình. Chắc thế rồi, sẽ dễ chịu hơn nếu dùng các hình tượng dễ thương, nhẹ nhàng hơn, nhưng quên điều đó đi. Lúc này, tôi không quan tâm đến sự dễ thương hay nhẹ nhàng. Tôi quan tâm đến việc giúp cho bạn hiểu chính xác bạn thực sự sẽ làm gì với bản thân bạn! Sau đó, khi bạn trở nên giàu có, chúng ta có thể lại nhẹ nhàng, tế nhị với nhau, được không?
Đã đến thời điểm để bạn lấy lại sức mạnh và kiến thức của mình để tạo ra tất cả mọi thứ trong cuộc đời bạn và cả mọi thứ không có trong đó nữa. Hãy ý thức rõ rằng bạn tạo ra sự thịnh vượng hay sự túng quẫn của bạn, và tất cả mọi mức độ giữa chừng hai thái cực trên.
Lời tuyên bố: Hãy đặt tay lên ngực bạn và nói:
“Tôi tạo ra mức độ thành công tài chính của mình”.
Hãy đặt tay lên trán bạn và nói:
“Tôi có Tư Duy Triệu Phú!”
Những hành động của Tư Duy Triệu Phú:
1. Mỗi lần bạn bắt được mình đang đổ lỗi, biện minh hay ca thán, hãy cạo ngón trỏ lên cổ bạn như một động tác để nhắc nhở bản thân rằng bạn đang cắt cổ họng tài chính của mình. Lần nữa, dù việc đó có thể giống như hơi thô thiển để làm với bạn, sẽ không có gì thô hơn những gì bạn đã làm với bản thân bằng việc đổ lỗi, biện minh hay ca thán, và điều đó sẽ có hiệu quả làm giảm bớt những thói quen hủy hoại sức mạnh của bạn.
2. Hãy “tự chất vấn mình”. Cuối mỗi ngày, hãy viết ra một điều bạn đã làm tốt và một điều chưa tốt. Rồi viết câu trả lời cho câu hỏi sau: “Tôi đã tạo ra các tình huống đó như thế nào?” Nếu có người khác cùng tham gia, hãy hỏi bản thân: “Đâu là vai trò của bạn trong việc tạo ra các tình huống đó?” Bài tập này sẽ giúp bạn đo lường được cuộc sống của bạn và giúp bạn nhận ra được những chiến lược có hiệu quả hay không có hiệu quả.
3. Suy nghĩ Thịnh vượng số 3
Người giàu quyết tâm làm giàu
Người nghèo muốn trở nên giàu có
Hãy hỏi mọi người xem họ có muốn trở nên giàu có và họ sẽ nhìn bạn như bạn bị điên. “Tất nhiên tôi muốn được giàu có”, họ sẽ nói. Mặc dù thế, sự thật là phần lớn mọi người không thực sự muốn trở nên giàu có. Tại sao? Bởi vì họ có rất nhiều hồ sơ tài chính tiêu cực trong tiềm thức cho rằng có gì đó không ổn trong việc là người giàu có.
Tại các buổi đào tạo Millionaire Mind, một trong những câu hỏi mà tôi hay đặt ra cho người tham dự là: “Đâu là những điểm tiêu cực của sự giàu có hay việc cố gắng làm giàu?”
Và sau đây là những gì một số người đã nói ra. Bạn có nhận ra một chút gì đó quen thuộc từ những lời nói này không?
“Nếu như tôi kiếm ra tiền nhưng rồi làm mất hết thì sao? Tôi sẽ bị xem là một kẻ thất bại mất thôi.”
“Tôi sẽ không bao giờ biết được liệu mọi người thích tôi vì chính con người tôi, hay chỉ vì tiền của tôi.”
“Tôi sẽ lọt vào nhóm những người đóng thuế cao nhất và phải nộp một nửa tiền của mình cho chính phủ.”
“Tôi phải làm việc quá nhiều.”
“Tôi có thể kiệt sức vì cố gắng.”
“Bạn bè và gia đình sẽ nói “Anh nghĩ anh là ai chứ?” và chỉ trích tôi.”
“Mọi người sẽ muốn xin xỏ, dựa dẫm, nhờ vả tôi.”
“Tôi có thể bị cướp.”
“Con cái tôi có thể bị bắt cóc.”
“Sẽ có quá nhiều trách nhiệm. Tôi sẽ phải quản lý tất cả số tiền đó, tôi sẽ phải tìm hiểu cặn kẽ về các vụ đầu tư. Tôi sẽ phải thục sự hiểu việc đầu tư. Tôi sẽ còn phải lo lắng về các chiến lược thuế, bảo vệ tài sản, rồi thuê nhân viên kế toán, luật sư cao cấp… Khiếp quá, thật rắc rối!”
Và thế, thế…
Như tôi đã nêu ở phần trước, mỗi chúng ta đều có một hồ sơ thịnh vượng trong ngăn tủ gọi là tâm trí. Hồ sơ này chứa đựng những niềm tin của riêng chúng ta, bao gồm cả lý do tại sao việc làm người giàu có lại tuyệt vời đến thế. Tuy nhiên, đối với không ít người, hồ sơ này cũng chứa đựng một số thông tin liên quan đến nguyên do tại sao sự giàu có lại có thể không tuyệt vời như thế. Có nghĩa là họ có những thông điệp bị pha trộn bên trong họ về sự giàu có. Một phần thông điệp này vừa hào hứng nói rằng: “Nếu có nhiều tiền hơn, cuộc sống sẽ thú vị hơn.” Nhưng một phần khác lại hét lên: “Ừ, nhưng tôi sẽ phải kéo cày như một con trâu! Sung sướng ở đâu cơ chứ?”. Một phần lên tiếng: “Tôi sẽ có cơ hội đi du lịch khắp thế giới.” Rồi phần khác liền nhắc khéo: “Ừ, rồi ai nấy đều xúm lại xin xỏ, nhờ vả ngay cho mà xem.” Những thông tin hỗn tạp này có vẻ chỉ là vô thưởng vô phạt, song trên thực tế, chúng là một trong những nguyên nhân chính khiến cho đa số mọi người không bao giờ có thể trở nên giàu có.
Bạn có thể nhìn nhận sự việc như sau. Vũ trụ, hay nói cách khác là “sức mạnh siêu nhiên” như là một cơ quan bưu điện nhận đặt hàng qua thư từ khổng lồ. Nó liên tục đem đến cho bạn những người, những vật, những cơ hội và sự kiện. Bạn đặt hàng bạn muốn nhận bằng cách gửi thông điệp năng lượng vào vũ trụ trên cơ sở những niềm tin chủ đạo của bạn. Và lần nữa, trên cơ sở Luật Hấp dẫn, vũ trụ sẽ làm tất cả để chấp nhận và ủng hộ bạn. Nhưng nếu bạn gửi những thông điệp bị pha trộn trong cuộc sống của bạn, vũ trụ không thể hiểu bạn muốn gì.
Trong một phút vũ trụ nghe thấy rằng bạn muốn trở nên giàu có, và nó bắt đầu gửi cho bạn những cơ hội giàu có. Nhưng rồi nó lại nghe thấy bạn nói “người giàu rất tham lam”, nên vũ trụ lại bắt đầu hỗ trợ bạn trong việc không cần có nhiều tiền. Rồi bạn lại nghĩ “Có thật nhiều tiền làm cho cuộc sống vui vẻ hơn”, nên vũ trụ tội nghiệp bị bạn làm ngạc nhiên và lẫn lộn, lại bắt đầu việc gửi bạn những cơ hội kiếm nhiều tiền hơn. Ngày hôm sau bạn đang trong trạng thái không phấn chấn nên bạn nghĩ “tiền bạc chả quan trọng gì.” Vụ trụ bị rối loạn cuối cùng hét lên “Hãy quyết định cho rõ! Ta sẽ cho ngươi điều ngươi muốn, chỉ cần ngươi nói rõ ngươi muốn gì!”
Lý do hàng đầu khiến mọi người không có những thứ mình muốn là vì họ không biết thực sự mình muốn gì. Người giàu biết rất rõ cái họ muốn là sự giàu có. Họ luôn kiên định với mong muốn của mình. Họ quyết tâm, toàn tâm toàn lực cam kết dành cho việc làm giàu. Chỉ cần công việc ấy hợp pháp, hợp đạo lý và hợp với luân lý xã hội, họ sẽ làm tất cả những gì cần thiết để trở nên giàu có. Người giàu không gửi những thông điệp mâu thuẫn vào vũ trụ. Người nghèo lại thường làm thế.
Nhân tiện, khi bạn đọc đoạn cuối trên, nếu có tiếng nói nhỏ thì thầm trong đầu bạn rằng “người giàu không quan tâm đến việc tuân theo pháp lý, đạo lý, và luân lý”, thì bạn nhất định đang làm việc đúng là đọc sách này. Bạn sẽ sớm nhận ra đó là một cách nghĩ có hại cho bạn làm sao.
Qui tắc Thịnh vượng số 15:
Lý do hàng đầu khiến mọi người không có những thứ mình muốn là vì họ không biết thực sự mình muốn gì.
Người nghèo có vô số lý do hay ho để giải thích rằng việc làm giàu và trở nên thật sự giàu có sẽ là một rắc rối. Do đó, họ không dám chắc trăm phần trăm họ có thật sự muốn giàu lên hay không. Thông điệp của họ gửi vào vũ trụ không nhất quán và rõ ràng. Thông điệp của họ cho người khác cũng không rõ ràng, nhất quán. Và tại sao lại có tất cả những sự mập mờ đó? Bởi vì thông điệp của họ cho chính mình cũng lẫn lộn, mập mờ.
Ở trên ta đã nói về sức mạnh của mục tiêu. Tôi biết những điều tôi nói có thể hơi khó tin, nhưng tôi đảm bảo là bạn sẽ luôn có được những điều mình muốn – những điều bạn muốn trong tiềm thức, chứ không phải là những điều bạn nói bạn muốn. Bạn có thể dứt khoát phủ nhận điều đó: “Thật là điên rồ! Tại sao tôi phải nỗ lực thế?” Và câu hỏi của tôi dành cho bạn cũng chính xác như vậy: “Tôi không biết. Tại sao bạn phải khổ sở thế?”
Nếu bạn muốn tìm ra nguyên nhân, tôi mời bạn tham dự khóa đào tạo Millionaire Mind Intensive, ở đó bạn sẽ xác định kế hoạch tài chính trong tâm thức của bạn. Câu trả lời sẽ đến với bạn trên gương mặt. Nhưng nói một cách thẳng thừng, nếu bạn không đạt được giaù có bạn nói bạn mong muốn thì nhiều khả năng là do, thứ nhất, bạn thực sự trong tiềm thức không muốn giàu có, hoặc thứ hai, bạn không sẵn sàng làm những gì cần thiết để tạo nên sự giàu có.
Chúng ta hãy cùng tìm hiểu điều này sâu hơn một chút. Có tất cả ba cấp độ mong muốn khác nhau. Cấp độ thứ nhất là: “Tôi muốn trở nên giàu có”. Đây là một cách thể hiện khác của câu: “Tôi sẽ chấp nhận nó nếu nó đến với tôi”. Nhưng chỉ mong muốn không thôi thì vô ích. Bạn có thấy rằng mong muốn không nhất thiết dẫn đến “có được?” Hãy lưu ý rằng những mong muốn không thành thường khiến cho chúng ta mong muốn nhiều hơn nữa. Lúc đó mong muốn trở thành thói quen và chỉ dẫn đến chính nó, tạo ra một vòng luẩn quẩn không dẫn đến đâu cả. Sự giàu có sẽ không đến từ việc chỉ có ý muốn. Làm sao bạn biết đó là sự thật? Bằng một phép kiểm tra đơn giản: hàng tỷ người muốn giàu có, nhưng chỉ có một số tương đối ít thật sự trở nên giàu có.
Cấp độ mong muốn thứ hai là: “Tôi chọn sự giàu có”. Mong muốn này thường đi liền với quyết định trở nên giàu có. Sự lựa chọn có năng lượng mạnh mẽ hơn và đi cùng với việc chịu trách nhiệm tạo ra hiện thực. Từ “quyết định” có nguồn gốc từ tiếng la tinh là decidere, có nghĩa là “tiêu diệt bất kỳ lựa chọn nào khác”. Tuy nhiên, chọn lựa là tốt hơn chỉ mong muốn nhưng không phải tốt nhất.
Cấp độ mong muốn thứ ba là: “Tôi cam kết trở nên giàu có”. Định nghĩa của từ cam kết là “cống hiến hết mình và không thay đổi.” Điều đó có nghĩa là hoàn toàn không thay đổi, không quay lại, là cho đi một trăm phần trăm mọi thứ bạn có để trở nên giàu có. Điều đó có nghĩa là sẵn sàng làm những gì cần thiết dù tốn bao nhiêu thời gian cũng mặc. Đây là cách hành xử của các chiến binh. Không có “xin lỗi”, không “nếu”, không “nhưng”, không “có thể” – và thất bại không là một lựa chọn. Cách nghĩ của chiến binh rất đơn giản: “Tôi sẽ giàu hoặc là tôi sẽ chết trong khi đang cố gắng.”.
“Tôi cam kết trở nên giàu có.” Hãy thử nói vậy với bản thân…Cảm giác gì đến với bạn? Đối với một số người, cảm giác như tăng thêm sức mạnh. Với số người khác, cảm giác lại là nản chí.
Hầu hết mọi người đều không thực sự quyết tâm làm giàu. Nếu bạn hỏi họ: “Bạn dám cược bằng cuộc đời mình rằng trong vòng mười năm nữa bạn sẽ giàu có hay không?” thì có lẽ đa số sẽ nói là “Không”. Đó là sự khác biệt giữa người giàu và người nghèo. Chính xác là vì mọi người không thực sự cam kết trở nên giàu có nên họ không giàu có, và phần lớn sẽ không bao giờ giàu có.
Ai đó có thể nói: “Harv, anh đang nói gì thế? Tôi đã làm việc cật lực, tôi luôn cố gắng hết sức. Tất nhiên là tôi quyết tâm trở nên giàu có.” Và tôi sẽ trả lời: “Rằng anh cố gắng chỉ có ích một chút thôi. Định nghĩa về sự quyết tâm là hy sinh hết mình không giữ lại gì.” Từ mấu chốt ở đây là “không quay lại”. Nó có nghĩa là bạn phải bỏ mọi thứ mà bạn có để thực hiện hoá quyết tâm ấy. Đa số những người không thành công về mặt tài chính mà tôi từng biết thường có những hạn chế về mức độ sẵn sàng thực hiện, cũng như mức độ chấp nhận rủi ro và mức độ sẵn sàng hi sinh. Mặc dù họ nghĩ rằng mình sẵn sàng trả bất cứ giá nào để đựợc trở nên giàu có, nhưng khi đặt vấn đề sâu hơn, tôi thường phát hiện ra rằng họ luôn đưa ra những điều kiện kèm theo khái niệm “sẵn sàng thực hiện” đó thì mới tiến hành!
Tôi ghét phải là người nói với các bạn điều đó, nhưng nỗ lực để trở nên giàu có không phải là một cuộc dạo chơi công viên, và nếu bất cứ ai bảo bạn thế thì hoặc là vì họ không biết gì nhiều hơn tôi hoặc đầu óc họ không được ổn cho lắm. Theo kinh nghiệm của tôi, để trở nên giàu có đòi hỏi sự tập trung, quyết tâm, lòng dũng cảm, kiến thức, sự tinh thông, toàn bộ tâm huyết của bạn, một thái độ không bao giờ bỏ cuộc, và dĩ nhiên là một trí óc giaù có. Bạn cũng phải tin vào trái tim của mình rằng bạn có thể tạo nên thịnh vượng và rằng bạn tuyệt đối xứng đáng với nó. Một lần nữa, điều đó có nghĩa là, nếu bạn không thực sự toàn tâm, toàn lực, toàn chí cam kết tạo ra thịnh vượng, nhiều khả năng là bạn sẽ không bao giờ tạo ra nó.
Qui tắc Thịnh vượng số 16:
Nếu bạn không thực sự toàn tâm, toàn lực, toàn chí cam kết tạo ra thịnh vượng, nhiều khả năng là bạn sẽ không bao giờ tạo ra nó.
Bạn có sẵn sàng làm việc 16 giờ một ngày? Người giàu sẵn sàng làm thế. Bạn có chấp nhận làm bảy ngày một tuần và hy sinh hầu hết những kì nghỉ cuối tuần? Người giàu làm như vậy đấy. Bạn có sẵn sàng hi sinh việc gặp gỡ gia đình, bạn bè, cũng như từ bỏ các sở thích và các kỳ nghỉ tiêu khiển của mình? Người giàu làm vậy đấy. Bạn có chấp nhận rủi ro với toàn bộ thời gian, sức lực và cả vốn liếng khởi đầu của mình mà không có bảo đảm sẽ thu về được gì? Người giàu chấp nhận làm thế đấy.
Ít nhất một lần trong đời, dù hy vọng đó sẽ là chỉ quãng thời gian ngắn nhưng thực tế thường là một khoảng thời gian khá dài, người giàu đã chấp nhận và quyết tâm làm, và họ đã làm tất cả những điều trên. Còn bạn thì sao?
Biết đâu bạn sẽ gặp may và bạn sẽ không phải phấn đấu lâu dài, vất vả và không phải hi sinh gì cả. Bạn có thể cầu mong điều đó, nhưng tôi không tin lắm. Ngược lại, người giàu đủ quyết tâm để chấp nhận thực hiện mọi điều cần thiết. Cả một khoảng thời gian.
Có một điều thú vị cần ghi nhận là một khi bạn đã cam kết, dường như cả thế giới cũng bị bẻ cong và quay ngoặt lại để ủng hộ bạn. Một trong những đoạn văn yêu thích của tôi là bài viết của nhà thám hiểm W. H. Murray trong một trong những cuộc chinh phục đầu tiên của ông lên dãy Himalaya:
“Khi một người đã quyết thì sự chần chừ, do dự và tất cả những cơ hội thoái lui đều trở nên vô hiệu. Và chính từ thời khắc mà người đó toàn tâm, toàn lực, toàn chí cam kết, mọi điều trên thế giới tự nhiên và siêu nhiên dường như cũng thay đổi theo. Cả một dòng thác những sự kiện, vấn đề, con người, cơ hội xuất hiện, xảy ra thuận theo mong ước của người đó thông qua hàng loạt những biến cố, những cuộc gặp gỡ, những sự hỗ trợ vật chất, tinh thần rất ngẫu nhiên, bất ngờ mà không ai có thể mơ tưởng đến và lý giải được”.
Nói cách khác, cả vũ trụ sẽ hỗ trợ bạn, chỉ lối cho bạn, ủng hộ bạn, và thậm chí là tạo ra những điều kì diệu cho bạn. Nhưng trước hết, bạn phải có cam kết!
Lời tuyên bố: Hãy đặt tay lên ngực bạn và nói:
“Tôi cam kết trở nên giaù có”.
Hãy đặt tay lên trán bạn và nói:
“Tôi cóTư Duy Triệu Phú!”
Những hành động của Tư Duy Triệu Phú:
1. Hãy viết một đoạn ngắn nói chính xác, cụ thể tại sao việc tạo nên thịnh vượng lại quan trọng đối với bạn. Hãy thật cụ thể.
2. Hãy gặp bạn bè hay những thành viên gia đình sẵn sàng ủng hộ bạn. Hãy nói với họ rằng bạn gọi lên mọi năng lượng ra cam kết để tạo thành công lớn hơn.
Đặt tay lên ngực bạn, nhìn vào mắt họ và nói: “Tôi,…. (tên bạn), bằng cách này cam kết sẽ trỏ thành triệu phú hoặc hơn thế cho đến …………………….(ngày, tháng , năm).”
Nói họ trả lời bạn rằng: “Tôi tin vào anh/chị.”
Rồi bạn nói: “Cảm ơn.”
PS: Để làm vững chắc hơn sự cam kết của bạn, tôi mời bạn cam kết trực tiếp với tôi tại web http://cashflowclub.com.vn/forums/66.aspx.
PPS: Hãy kiểm tra xem bạn cảm thấy thế nào trườc và sau khi cam kết. Nếu bạn cảm thấy sự tự do, bạn đang đi đúng hướng. Nếu bạn thấy hơi lo ngại, bạn đang đi đúng hướng. Nếu bạn không quan tâm làm điều đó, bạn vẫn đang trong trạng thái “không sẵn sàng thực hiện những gì cần thiết” hay trạng thái “tôi không cần thiết làm những trò như thế.” Dù là trạng thái nào, tôi xin nhắc bạn rằng, cách của bạn đã đưa bạn đến đúng cái tình trạng của bạn hiện nay đấy.